Mã tài liệu: 295935
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 104 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Xu thế tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá nền kinh tế với sự xuất hiện của nhiều hình thức liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu đang diễn ra rất mạnh mẽ. Quốc gia nào đi ngược lại với xu thế ấy chắc chắn sẽ tụt hậu và trở nên kém phát triển. Ngược lại, nếu quốc gia nào biết tận dụng thời cơ đó sẽ nhận được những lợi ích vô cùng to lớn mà điển hình đó là tốc độ phát triển và đời sống xã hội, người dân sẽ được nâng cao. Tuy nhiên, để có thể nhận được những lợi ích đó thì trước tiên các quốc gia phải thực hiện các cam kết, trong đó có các cam kết về thuế nhập khẩu.
Đảng và Nhà nước ta ngay từ đầu đã có chủ trương Việt Nam chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế có nghĩa là cần phải có sự chuẩn bị kỹ ngay từ đầu rồi hội nhập từng bước. Vì vậy, trong một khoảng thời gian dài thuế nhập khẩu đã được quan tâm và được cải cách ngày càng phù hợp hơn với tình hình mới. Các chính sách thuế nhập khẩu đã góp phần tích cực vào việc ổn định, phát triển kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển và hội nhập khu vực thương mại tự do (AFTA) và tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước ta, chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu là vô cùng cần thiết.
Nhận thức được vấn đề trên, tôi đã tham gia tìm hiểu, nghiên cứu về chính sách thuế nhập khẩu và thực hiện đề tài: “Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập AFTA và WTO ”, với mong muốn góp một phần sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách thuế nhập khẩu trong quá
trình hội nhập AFTA và WTO, đưa ra những nhận xét đánh giá về kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của chúng, từ đó đề xuất các định hướng cụ thể và một số các kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA và WTO.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: Chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực mậu dịch tự do (AFTA) và tổ chức thương mại thế giới (WTO) .
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Khóa luận là phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích. Ngoài ra còn sử dụng các bảng biểu, sơ đồ để minh họa các vấn đề nghiên cứu.
5. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, và bảng biểu đề tài của khoá luận được thể hiện chủ yếu ở 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về thuế nhập khẩu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA và WTO.
Chương 2: Thực trạng của chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA và WTO.
Chương 3: Một số định hướng nhằm góp phần hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập AFTA và WTO.
Tuy nhiên, do kiến thức có hạn và người viết còn thiếu kinh nghiệm thực tế, bài viết sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy rất mong nhận được ý kiến góp ý của thầy cô và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Xuân Nữ - giảng viên của khoa Kinh tế Ngoại Thương người đã tận tình chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn tôi; những cán bộ phòng thuế xuất nhập khẩu Bộ Tài Chính; và những người thân, người bạn đã đã luôn ủng hộ và góp ý kiến giúp tôi hoàn thành khoá luận này
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 17