Mã tài liệu: 208623
Số trang: 110
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,182 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời mở đầu
Thời gian gần đây, đứng trước bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, thuật ngữ thương hiệu được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện truyền thông và được mọi giới quan tâm, từ người tiêu dùng, nhà kinh doanh cho đến các cơ quan quản lý nhà nước, tạo nhiều tranh luận về thuật ngữ này và giá trị của nó trên thị trường.
Thương hiệu, nói ngắn gọn là phần hồn của một doanh nghiệp và có giá trị vô hình. Là khái niệm không hề mới trong quản trị doanh nghiệp, song thương hiệu đặc biệt trở nên quan trọng và có giá trị vô cùng to lớn khi thị trường xuất hiện mỗi lúc một nhiều hàng hoá cạnh tranh, với vô số tên tuổi khác nhau.
Doanh nghiệp Việt Nam đã dần nhận thức được vai trò quan trọng của thương hiệu, đã dần bắt tay vào công việc xây dựng và phát triển thương hiệu, tuy nhiên nhận thức ở mức độ nào, phát triển như thế nào lại là một vấn đề rất đáng quan tâm và bàn bạc. Do đó, hơn lúc nào hết những hiểu biết sâu sắc về thực trạng thương hiệu và phát triển thương hiệu là cấp thiết như hiện nay. Chính vì lý do này em đã chọn đề tài: “Hoạt động đầu tư và phát triển thương hiệu của một số doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm nổi bật tầm quan trọng của tính chiến lược trong hoạt động đầu tư và phát triển thương hiệu đối với các doanh nghiệp. Thông qua phân tích kinh nghiệm của một số thương hiệu đã tương đối thành công, thực trạng về phát triển thương hiệu ở các doanh nghiệp Việt Nam, khoá luận đưa ra một số giải pháp cho các doanh nghiệp đang xây dựng và phát triển thương hiệu Việt Nam và một số kiến nghị đối với Nhà nước.
Để đạt được mục đích nêu trên, người viết sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khoá luận được bố cục thành 3 chương:
Chương I: Tổng quan về thương hiệu
Chương II : Thực trạng hoạt động đầu tư và phát triển thương hiệu của
các doanh nghiệp Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển
thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam
Chương II sẽ đặc biệt được chú trọng để phân tích các kinh nghiệm phát triển thương hiệu ở một số doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam và thực trạng phát triển thương hiệu ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16