Mã tài liệu: 209678
Số trang: 78
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 813 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
lời Nói Đầu
Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế, hội nhập với các cộng đồng quốc gia trong khu vực và thế giới. Hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là ngoại thương được xác định giữ vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Ngoại thương phát triển.
Ngoại thương phát triển đương nhiên sẽ kéo theo những dịch vụ hỗ trợ nó mà trong đó có giao nhận phát triển theo để phù hợp với những yêu cầu mới mà thực tiễn đặt ra. Hay nói cách khác, sự phát triển của Ngoại thương là một trong những tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành giao nhận. Ngày nay, giao nhận là một ngành “công nghiệp” quan trọng trong nền kinh tế và là một nghề kinh doanh béo bở mà nhiều người muốn tham gia.
Nếu trước đây chỉ có một cơ quan Nhà nước là Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans) độc quyền giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu thì hiện nay, cùng với cơ chế mở cửa nền kinh tế, trên thị trường dịch vụ giao nhận Việt Nam đã và đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế dưới các loại hình công ty: công ty TNHH, công ty Liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài . Việc mở rộng thị trường cho nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh một mặt có tác dụng tích cực là tăng tính cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như hạ giá thành dịch vụ nhưng mặt khác đó cũng là một hạn chế làm tăng tính phức tạp tình hình thị trường giao nhận và dễ xuất hiện nguy cơ làm chệch hướng phát triển ngành giao nhận nước ta.
Bên cạnh đó, mặc dù ngành giao nhận trong những năm qua đã được sự quan tâm của Nhà nước trong nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng những gì đạt được vẫn còn nhỏ bé trước muôn vàn khó khăn.
Để hoạt động kinh doanh giao nhận phát triển đúng hướng, xứng đáng là một ngành nghề quan trọng đối với sự phát triển quốc gia, một trong những vấn đề đặt ra là phải có “Bàn tay” Nhà nước quản lý hiệu quả đối với loại hình dịch vụ này.
Với suy nghĩ đó em chọn đề tài “Giao nhận và vấn đề quản lý nhà nước về giao nhận” cho bài Khoá Luận Tốt Nghiệp của mình.
Khoá Luận Tốt Nghiệp này được chia làm ba chương:
Chương 1: Khái Quát chung về giao nhận
Chương 2: thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động giao nhận
Chương 3: Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động giao nhậ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 1756
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16