Mã tài liệu: 214069
Số trang: 27
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 174 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam đã qua hơn 20 năm đổi mới chuyển sang nền kinh
tế thị trường, hoạt động kinh tế đối ngoại và hệ thống thị trường tài chính đã có
những bước phát triển đáng kể, tuy nhiên đến nay, thị trường ngoại hối vẫn còn
ở mức sơ khai, kém phát triển. Nguồn vốn ngoại tệ luân chuyển kém linh hoạt,
cung - cầu ngoại tệ trên thị trường tại nhiều thời điểm rơi vào tình trạng mất cân
đối và căng thẳng giả tạo. Hoạt động quản lý, điều tiết và can thiệp của NHNN
trên thị trường ngoại hối bị động, lúng túng và hiệu quả chưa cao. Năng lực
quản trị rủi ro và kinh doanh ngoại tệ của các NHTM còn thấp. Các công cụ
giao dịch ngoại hối, đặc biệt là công cụ phái sinh hiện đại kém phát triển. Khả
năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngoại hối, công cụ phòng ngừa rủi ro hối
đoái của các chủ thể trong nền kinh tế còn rất hạn chế. Điều này đã tác động
tiêu cực đến nhiều mặt hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu và hoạt động kinh doanh ngoại tệ của hệ thống NHTM;
Đồng thời, làm giảm hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và
quản lý ngoại hối.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với
khu vực và thế giới, đòi hỏi cần phải hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại
hối nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động kinh tế đối
ngoại, hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM và tạo môi trường thuận lợi
cho điều hành chính sách tài chính – tiền tệ, chính sách tỷ giá và quản lý ngoại
hối. Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, đề tài “Giải pháp phát triển thị trường ngoại
hối Việt Nam” được NCS lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế.
Về thực trạng và giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam đã có
một số công trình nghiên cứu được công bố. Tuy nhiên, các công trình này chủ
yếu nghiên cứu giai đoạn từ năm 2002 - 2003 trở về trước. Từ đó đến nay, đặc
biệt kể từ khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế WTO, nền
4
kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống thị trường tài chính Việt Nam nói riêng
đã có những thay đổi mạnh mẽ. Việc phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam
đứng trước những yêu cầu, cơ hội và thức thức mới. Chính vì vậy, nghiên cứu đề
tài nói trên là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề cơ bản về phát triển thị trường
ngoại hối;
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường ngoại hối của một số nước
và rút ra bài học cho Việt Nam;
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động thị trường ngoại hối ở Việt Nam;
- Đề xuất hệ thống mục tiêu, quan điểm và giải pháp phát triển thị trường
ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội nhập;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu dưới giác độ vĩ mô thị
trường ngoại hối theo nghĩa hẹp (chỉ bao gồm các loại ngoại tệ). Thị trường
ngoại hối là thị trường thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi và kinh doanh
các loại ngoại tệ.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án: Thị trường ngoại hối Việt Nam giai
đoạn 1994 - 2008.
4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Hệ thống hoá, hoàn thiện và bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về thị
trường ngoại hối và phát triển thị trường ngoại hối. Xây dựng hệ thống các tiêu
chí đánh giá để xác định thế nào là thị trường ngoại hối phát triển; các điều kiện
cơ bản phát triển thị trường ngoại hối.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường ngoại hối của một số nước
trên thế giới, từ đó, rút ra một số bài học cho Việt Nam.
- Với hệ thống thông tin, số liệu phong phú và tương đối cập nhật, luận án
đã phân tích, đánh giá toàn diện và sâu sắc thực trạng hoạt động thị trường
ngoại hối Việt Nam, rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
5
- Đánh giá các yếu tác động đến sự phát triển của thị trường ngoại hối
trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực
và quốc tế. Trên cơ sở đó, dự báo xu hướng phát triển, cơ hội và thách thức
trong việc phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam.
- Xác định rõ mục tiêu, quan điểm; đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ và
cụ thể trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại
hối Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16