Mã tài liệu: 250893
Số trang: 89
Định dạng: doc
Dung lượng file: 506 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 12 năm đàm phán, ngày 07 tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào WTO và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. Gia nhập WTO, Việt Nam đã thể hiện sự hội nhập một cách mạnh mẽ và toàn diện với thế giới thông qua những cam kết cụ thể cả trong lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ, trợ cấp, đầu tư liên quan đến thương mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ . Trong đó, các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam trong WTO được đánh giá là khá mạnh mẽ. Vì vậy, ngành phân phối bán lẻ của Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động từ quá trình mở cửa thị trường trong khuôn khổ thực hiện các cam kết của WTO. Các tác động này đặc biệt phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của các nhà bán lẻ trong nước.
Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam rất dễ bị tổn thương khi phải đương đầu với những áp lực cạnh tranh từ phía các nhà phân phối bán lẻ nước ngoài vì mức độ phát triển của ngành dịch vụ này ở Việt Nam còn khá thấp. Ở thời điểm hiện tại, một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã có những bước đi đầu tiên khá vững chắc tại thị trường Việt Nam; một số khác đang chuẩn bị cho những kế hoạch lớn, dài hơi với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam - như họ từng làm và từng thành công tại nhiều quốc gia khác. Sức ép đối với các nhà phân phối, bán lẻ trong nước là rất lớn. Đối mặt với các tập đoàn nước ngoài hùng mạnh trong điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, Nhà nước chưa có những chính sách, quy hoạch rõ ràng cho thị trường bán lẻ, lại gặp rất nhiều khó khăn về vốn, nhân lực, hậu cần, kinh nghiệm các nhà bán lẻ trong nước đang đứng trước nguy cơ “thua trên sân nhà”. Nếu thua trên quy mô ngày càng rộng, hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở chỗ mất thị trường bán lẻ vào tay các tập đoàn nước ngoài, mà kéo theo nó là sự sụp đổ của các nhà sản xuất trong nước, và hoạt động nhập khẩu cũng bị chi phối. Đó sẽ không chỉ là nạn thất nghiệp của hàng vạn, thậm chí hàng chục vạn thương nhân, mà còn là tình trạng mất thị trường tiêu thụ của hàng triệu lao động cả ở nông thôn lẫn đô thị.
Vậy, Nhà nước và các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ đó như thế nào? Cần những giải pháp gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong điều kiện chúng ta mở cửa thị trường?
Nhận thấy đây là một vấn đề rất cấp thiết trong tình hình hiện nay, người viết chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO”
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16