Mã tài liệu: 209674
Số trang: 95
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,073 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
ở Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ nhằm cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp, cũng như để thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nền kinh tế, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nhanh chóng đưa đất nước bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới thì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Mặc dù Nhà nước ta đã tích cực tìm mọi biện pháp để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, chủ trương đa dạng hoá các loại hình cung ứng vốn và tập trung đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh nhưng nguồn vốn vẫn khan hiếm và là bài toán làm đau đầu các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, khả năng tích luỹ vốn của các doanh nghiệp rất hạn chế, khả năng tái đầu tư, đổi mới thiết bị cũng rất thấp dẫn đến chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao. Do đó, doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ và cạnh tranh. Mặt khác, doanh nghiệp cũng khó vay được vốn ngân hàng bởi vốn cho sản xuất kinh doanh là vốn trung và dài hạn trong khi ngân hàng chỉ dư thừa vốn ngắn hạn. Hơn nữa, khi cho vay, nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ngân hàng khó có thể thu hồi được vốn bởi đất đai, tài sản của doanh nghiệp lại do Nhà nước nắm giữ, dây chuyền thiết bị lại lạc hậu, giá trị thanh toán thấp. Chính vì những lý do đó nên số các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ngày càng nhiều. Tình trạng nợ nần kéo dài, kể cả nợ ngân sách và nợ chiếm dụng vốn lẫn nhau diễn ra khá phổ biến. Đứng trước thực trạng này, Cho thuê tài chính như một phương thuốc hữu hiệu giải quyết căn bệnh trầm kha thiếu nguồn vốn. Đây là công cụ vừa giảm thiểu rủi ro đối với vốn đầu tư vừa nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, đưa nền kinh tế sớm tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới.
Hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam tuy còn là một hoạt động cấp tín dụng trung và dài hạn hết sức mới mẻ nhưng có thể thấy nhu cầu của nền kinh tế nước ta đối với hoạt động này là rất lớn. Nhưng qua thời gian thực tế thực hiện cho thấy sự phát triển của hoạt động này trên thị trường Việt Nam còn chậm, chưa tương xứng với vai trò, khả năng và chưa phát huy hết những ưu điểm của nó. Một trong các nguyên nhân chính là hành lang pháp lý của chúng ta còn thiếu, nhiều sơ hở và chưa đồng bộ.
Sự không phù hợp của pháp luật trong mối quan hệ với kinh tế nói chung và trong mối quan hệ với hoạt động cho thuê tài chính nói riêng sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động này.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, qua tìm hiểu thực tế và tiến hành phân tích đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động Cho thuê tài chính, em đã lựa chọn viết khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp hoàn thiện Chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Tìm hiểu một cách hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho thuê tài chính. Tìm hiểu tình hình cho thuê tài chính trên thế giới một cách khái quát và cụ thể để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho việc hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam.
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng của hoạt động cho thuê tài chính cũng như chế độ cho thuê tài chính ở Việt Nam để tìm ra những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ, và dựa trên việc phân tích cơ sở pháp lý của hoạt động cho thuê tài chính rút ra được những khó khăn thuận lợi cho việc thực hiện chế độ cho thuê tài chính. Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể góp phần hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính theo pháp luật Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận đi vào nghiên cứu cho thuê tài chính và chế độ của nó ở Việt Nam, trong đó tập trung phân tích các quy định của pháp luật hiện hành trực tiếp điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khoá luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Khoá luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh .
5. Bố cục của Khoá luận:
Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Phụ lục, Nội dung của khoá luận được chia làm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về cho thuê tài chính và chế độ cho thuê tài chính
Chương II: Thực trạng chế độ cho thuê tài chính hiện nay ở Việt Nam
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chế độ cho thuê tài chính ở Việt Na
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 1573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 661
⬇ Lượt tải: 16