Mã tài liệu: 208295
Số trang: 105
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,081 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời mở đầu
Ngày nay cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế hướng ra thị trường thế giới của Việt nam, ngành ngoại thương của Việt nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngoại thương giúp mở rộng sản xuất trong nước, tập trung sản xuất vào những ngành mà chúng ta có lợi thế so sánh, tăng cường trao đổi hàng hoá với nước ngoài, thâm nhập thị trường các nước. Ngoại thương càng phát triển, thì hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu cũng ngày càng tăng lên.
Hơn 15 năm nay, các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam có xu hướng tăng lên, ngoài các thị trường truyền thống như các nước Đông Âu, Việt nam còn xuất khẩu sang các nước EU, Nhật và một số nước khác. Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu hàng năm của ta tăng lên một phần là do mối quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước khác ngày càng nhiều và càng bền chặt hơn, tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh trên thế giới ngày càng gay gắt việc nghiên cứu, tìm hiểu và tận dụng cơ hội thâm nhập thị trường ngoài nước cũng như những ưu đãi về thuế quan mà những nước phát triển dành cho mình luôn có ý nghĩa to lớn với ngành thương mại.
Liên minh Châu Âu (EU) là một Trung tâm thương mại lớn vào bậc nhất của thế giới, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt nam và EU trong những năm vừa qua có những bước phát triển tốt đẹp, đặc biệt là từ khi hai bên chính thức ký Hiệp định khung hợp tác kinh tế thương mại. Việt nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản và một số loại hàng khác; EU xuất khẩu sang Việt nam chủ yếu là hàng công nghệ, máy móc, cơ khí chính xác Việc EU dành cho Việt nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP - Generalized System of Preferences) là một thuận lợi lớn cho các nhà xuất khẩu Việt nam, đã giúp cho hàng hoá của Việt nam tăng sức cạnh tranh trên thị trường rộng lớn này. Tuy nhiên để các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam hiểu và áp dụng một cách có hiệu quả nhất chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập này trong kinh doanh của họ là một vấn đề phức tạp và khó khăn.
Xuất phát từ thực trạng khó khăn đó, tôi đã chọn đề tài “Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU dành cho Việt nam ” để viết khoá luận tốt nghiệp. Vào ngày 1/1/19995, EU đã chấp thuận chế độ GSP đầu tiên cho giai đoạn 1995-2004. EU đã ban hành những quy định cho giai đoạn 5 năm đầu 1995-30/6/1999. Đối với giai đoạn 1/7/1999 đến 31/12/2001, EU đã sửa đổi chế độ GSP của mình, tuy nhiên cấu trúc căn bản của chế độ 1995-2004 không thay đổi. Nhằm góp phần giúp các doanh nghiệp Việt nam xác định được phương hướng sản xuất từng mặt hàng cụ thể để xuất khẩu sang từng thị trường cụ thể cũng như chủ động thương lượng bán hàng với giá có lợi nhất.
Khoá luận được kết cấu gồm 3 chương với các nội dung sau:
Chương I : Vài nét về đặc điểm kinh tế thế giới, Chính sách ngoại thương các nước, Các biện pháp thuế quan và phi thuế quan.
Chương II: Khái quát về chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)
Chương III: Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của EU đối với Việt nam, cách áp dụng cũng như những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng chế độ này”
Ngoài ra tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc xin và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) được tốt hơ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 225
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 1682
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 1573
⬇ Lượt tải: 16