Mã tài liệu: 77673
Số trang: 114
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Bước vào năm 2008, tình hình kinh tế xã hội nước ta tiếp tục có một số mặt thuận lợi: chính trị xã hội ổn định; hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập; sau gần hai năm gia nhập WTO, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, kinh tế đang trên đà tăng trưởng với tốc độ cao. Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện những diễn biến không thuận lợi: tốc độ tăng trưởng kinh tế có biểu hiện chậm lại; lạm phát tiếp tục tăng cao, vượt xa dự báo đã tác động lớn tới sản xuất, dịch bệnh, giá cả nguyên vật liệu, chi phí đầu vào tăng khá cao gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, ảnh hưởng tới lòng tin của nhà đầu tư và doanh nghiệp về sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Cùng với sự biến động của thị trường tài chính, tiền tệ, hệ thống ngân hàng bộc lộ những yếu kém trong việc bảo đảm tính thanh khoản, huy động và cho vay; vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại thiếu, ở một số thời điểm đã để xảy ra tình trạng chạy đua lãi suất trên thị trường. Cơ cấu vốn của các ngân hàng còn chưa phù hợp, tỉ lệ sử dụng vốn vay ngắn hạn để cho vay dài hạn quá lớn, khá phổ biến ở các ngân hàng thương mại cổ phần nhưng chậm được kiểm soát chặt chẽ. Thị trường chứng khoán suy giảm mặc dù Nhà nước đã có biện pháp hỗ trợ. Thị trường bất động sản tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Các công cụ can thiệp thị trường để giảm áp lực nhập siêu triển khai chậm, không đồng bộ. Thực hành tiết kiệm trong chi tiêu và đầu tư công còn kém hiệu quả.
Trong xu hướng nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung, của các NHTM Việt Nam nói riêng trước yêu cầu hội nhập theo các cam kết quốc tế, hoạt động marketing ngân hàng ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong cả nghiên cứu và trong thực tiễn. Cùng với cộng đồng doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã thực sự chạm tay vào cánh cửa WTO với dự báo nhiều thách thức hơn là thuận lợi cho các ngân hàng nội trước sự đổ bộ ồ ạt của các tập đoàn ngân hàng, tài chính hàng đầu thế giới. Các ngân hàng ngoại với thế mạnh tài chính, kỹ thuật công nghệ đã tích lũy hàng trăm năm, có ưu thế và khả năng kiến tạo dịch vụ, năng lực marketing... sẽ dần chi phối và phân chia lại "chiếc bánh dịch vụ" từ các ngân hàng nội, trong đó có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Cũng như các tổ chức kinh tế khác, hệ thống BIDV đang đứng trước một thách thức rất lớn trong công cuộc hội nhập đó là: công nghệ, vốn, sản phẩm cũng như nguồn nhân lực… Nếu không nhanh chóng gia tăng năng lực cạnh tranh ngay từ hôm nay, BIDV sẽ đối mặt với áp lực mất thị phần tại các chi nhánh từ sự bành trướng dịch vụ của hàng loạt NHTM cổ phần trong nước có bàn tay của ngân hàng ngoại khi họ đầu tư cổ phiếu để từ đó thâm nhập về kỹ thuật, công nghệ và cạnh tranh khách hàng.
Để từng bước hội nhập, hướng tới một ngân hàng hiện đại hoạt động theo thông lệ - chuẩn mực, đủ sức mạnh - sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển bền vững, xây dựng được vị thế thương hiệu hình ảnh đích thực lâu dài của BIDV cần phải đổi mới tư duy, đổi mới hoạt động, đổi mới trong quản lý quản trị kinh doanh - quản trị điều hành … đột phá để tạo đà phát triển, bên cạnh việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho đơn vị thì công tác marketing đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự thành công của ngân hàng.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, xây dựng một chiến lược marketing thành công là một công việc khó khăn và phức tạp. Việc đạt được lợi thế về tính ưu việt của sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn. Sau một thời gian nghiên cứu thị trường, với mục đích đưa lý thuyết về marketing ngân hàng bán lẻ áp dụng vào thực tế của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá.
Với mong muốn làm tốt công tác marketing của ngân hàng để thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, làm tất cả những gì có thể để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh.
*. Kết cấu của luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận, khóa luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của Marketing ngân hàng
Chương II: Phân tích thực trạng công tác Marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Thanh Hoá.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng marketing trong lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Thanh Hoá.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 655
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 139
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 2490
⬇ Lượt tải: 26