Mã tài liệu: 233215
Số trang: 57
Định dạng: doc
Dung lượng file: 81 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Lời mở đầu
Sau chiến tranh, Việt Nam trong con mắt nhìn nhận của thế giới vẫn chỉ là một quốc gia nghèo, đông dân, cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề. Trong thời điểm đó, chúng ta đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn từ kinh tế (mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, sự yếu kém của nền kinh tế tập trung) cho đến chính trị (bộ máy nhà nước non trẻ). Sau một loạt các chính sách sai lầm đẩy Việt Nam vào các cuộc khủng hoảng trầm trọng thì tới Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, chính phủ đã chấp thuận chính sách Đổi mới theo đó cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Từ đó, nền kinh tế Việt Nam dần khởi sắc. Từ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đến nay nước ta đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới, được đánh giá cao và được cả thế giới công nhận về thành tích xoá đói giảm nghèo và phát triển con người.
Để có được sự thay đổi bộ mặt đất nước như hiện nay, không thể phủ nhận vai trò của hoạt động đầu tư phát triển và công tác quản lý hoạt động đầu tư. Với các chủ trương, cơ chế, chính sách thông thoáng mở cửa thu hút nguồn lực cả trong và ngoài nước , nguồn vốn đầu tư không còn bó hẹp trong ngân sách nhà nước mà đã được mở rộng rất nhiều và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, cũng cần tinh táo nhận định hiện trạng đầu tư hiện nay của Việt Nam: tình trạng tham nhũng không được cải thiện và luôn bị xếp hạng ở mức độ cao của thế giới cộng với các khó khăn về vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng gây ra cho hoạt động đầu tư với hàng chục ngàn thủ tục từ 20 năm trước đang tồn tại và không phù hợp với nền kinh tế thị trường nên với con số cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) cao kỷ lục 61 tỉ USD năm 2008 chưa nói lên được mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế đối với Việt Nam và Việt Nam đang bị các nước trong khu vực bỏ lại khá xa, theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam đã bị tụt hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. Để tạo được những bước phát triển nhảy vọt trong tăng trưởng kinh tế thì cần thiết phải có sự đánh giá đúng những thành công và thất bại trong sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển vào công tác quản lý hoạt động đầu tư, từ đó vạch ra phương hướng phát triển kinh tế đất nước trong những năm tới.
Bài viết “Đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý đầu tư” tập trung nghiên cứu những thành tựu và hạn chế khi áp dụng các đặc điểm này vào Việt Nam, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục quán triệt, nâng cao hiệu quả thực hiện dự án, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển đất nướ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 1958
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 256
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 16