Mã tài liệu: 144108
Số trang: 70
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Qua nghiên cứu, chúng ta đã nhận thấy trong quản lý kinh tế, quản lý con người là vấn đề cốt lõi nhất, cũng đồng thời là vấn đề tinh tế, phức tạp nhất. Khai thác được những tiềm năng của nguồn lực con người chính là chìa khoá để mỗi doanh nghiệp đạt được thành công trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc phân chia và kết hợp các lợi ích phải được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng. Các lợi ích đó bao gồm: lợi ích cá nhân người lao động, lợi ích của ông chủ (hay của doanh nghiệp) và lợi ích xã hội. Lợi ích vật chất của cá nhân người lao động được thể hiện ở thu nhập của người đó.
Thu nhập và tiền lương đối với người lao động là hai phạm trù kinh tế khác nhau. Tiền lương dùng để chỉ số tiền nhà nước trả cho người lao động trong khu vực nhà nước thông qua các thang, bảng lương và phụ cấp. Thu nhập bao gồm ngoài khoản tiền lương, còn tiền thưởng, tiền chia lợi nhuận và các khoản khác mà các doanh nghiệp phân phối cho người lao động theo sản lượng hay chất lượng lao động. Trong đó, tiền lương là phần thu nhập chính, chiếm tỷ trọng lớn, nó có tác dụng lớn đến việc phát triển kinh tế, ổn định và cải thiện đời sống của người lao động. Vì vậy, đối với mọi doanh nghiệp, vấn đề tiền lương trong những năm tới có vị trí quan trọng đặc biệt.
Để tạo ra động lực to lớn, giải phóng được sức sản xuất, trước hết cần có quỹ tiền lương đủ lớn để chi trả cho người lao động. Tuy nhiên, việc quản lý, phân phối quỹ tiền lương đó theo cách thức nào sao cho công bằng, hợp lý, đúng luật pháp, kích thích tinh thần hăng say làm việc và khả năng sáng tạo của mọi người lao động, phát huy tác dụng đòn bẩy kinh tế của tiền lương trong sản xuất, đồng thời đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, lại là một vấn đề không đơn giản đối với các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm được một phương thức quản lý, hạch toán tiền lương phù hợp, tuân thủ quy định của Nhà nước về chính sách đãi ngộ, nhưng cũng phải có những ứng dụng sáng tạo căn cứ vào thực tế sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Kết cấu đề tài:
Chương I. Cơ sở lý luận về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp.
Chương II. Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Viễn thông Hà Nội.
Chương III. Phương hướng hoàn thiện hạch toán tiền lương với việc nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 33
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 265
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16