Mã tài liệu: 232445
Số trang: 72
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,812 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Ngày nay, hoà mình vào dòng chảy của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang dịch chuyển từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ đạo sang cơ cấu kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao. Điển hình cho sự hội nhập và phát triển đó là Việt Nam ngày càng có tiếng nói trong các tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế như ASEAN, ASEM, và mới đây đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Những sự đổi mới này tạo cơ hội cho các ngành kinh tế phát triển, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong nước, đòi hỏi họ phải tự vận động, thoát khỏi vòng xoáy đào thải của quy luật cạnh tranh khắc nghiệt trong nền kinh tế thị trường, vươn mình phát triển.
Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng và liên tục đổi mới, trong đó đổi mới về năng lực quản lý tài chính là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Việc quản lý tài chính hiệu quả sẽ giúp doanh ngiệp tầm soát được sức khoẻ của mình, nhận ra đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu để xác định đúng nhu cầu về vốn kinh doanh, từ đó tối ưu hoá khả năng huy động, sử dụng và phân phối nguồn vốn. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của các nhân tố đó tới tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính.
Công ty vận tải Biển Đông thuộc tập đoàn VINASHIN là một đơn vị vận tải biển. Hình thức vận tải này chiếm tới 80% hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay đội tàu trong nước lại chỉ chiếm 20% thị phần, một con số quá nhỏ. Để có thể danh miếng bánh lớn hơn trong phân khúc thị trường này, Biển Đông cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, mà cốt lõi là nâng cao năng lực quản lý tài chính. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp doanh nghiệp nhận rõ thực trạng tài chính, từ đó nhận ra mặt mạnh và mặt yếu nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án phù hợp cho tương lai, đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực tài chính, cải thiện vị thế của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động quản lý tài chính ở Công ty vận tải Biển Đông – VINASHIN”.
2. MUC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tài chính tại doanh nghiệp để thấy rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng và thực trạng tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình tài chính để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Công ty Vận tải BIỂN ĐÔNG là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Trong đề tài này, em tập trung nghiên cứu, phân tích chung về tình hình tài chính của toàn Công ty chứ không đi sâu phân tích tình hình tài chính trong từng lĩnh vực hoạt động.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thực tế thu thập trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, các số liệu trên báo cáo tài chính, kết hợp với các phương pháp như phân tích các tỷ sổ, phương pháp cân đối, để phân tích, xác định mức độ biến động của các số liệu, từ đó đưa ra nhận xét và đề xuất kiến nghị.
5. KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN.
Kết cấu đồ án gồm 3 phần chính:
Chương 1: Lý luận chung về phân tích tài chính.
Phần này sẽ trình bày nội dung cơ bản về lý thuyết của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp, và đưa ra nguồn số liệu phục vụ cho công tác phân tích.
Chương 2: Phân tích thực trạng tài chính tại Công ty vận tải Biển Đông.
Phần này sẽ trình bày 2 nội dung chính:
Đ Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp.
Đ Phân tích thực trạng tài chính Công ty vận tải Biển Đông.
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động quản lý tài chính tại Công ty vận tải Biển Đông – VINASHIN.
Phần này sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm tối ưu hoá công tác quản lý tài chính của Công ty vận tải Biển Đông trên cơ sở khảo sát tình hình chung và những biến động của các tỷ số tài chính đã được phân tích ở chương 2
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 228
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 189
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 212
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 189
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 16