Mã tài liệu: 252551
Số trang: 80
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 343 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Sự cần thiết phải nghiên cứu hoàn thiện cơ chế cấp phát và kiểm
soát thanh toán NSNN theo dự toán:
Năm 1996 lần đầu tiên nước ta có Luật NSNN là văn bản pháp lý về
quản lý ngân sách cao nhất từ trước tới thời điểm lúc đó, nó mở ra cho việc
quản lý ngân sách được chặt chẽ hơn từ khâu xử lý các mối quan hệ về
quản lý ngân sách giữa Trung ương và các cấp chính quyền địa phương;
thiết lập cơ chế điều hành ngân sách từ khâu lập dự toán, chấp hành dự
toán đến quyết toán ngân sách. Tuy nhiên, Luật NSNN ra đời trong điều
kiện nước ta đang trong quá trình chuyển đổi đặc biệt là đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo
cơ chế thị trường định hướng XHCN, cũng từ đó quá trình hội nhập kinh tế
với khu vực và thế giới ngày càng được mở rộng, vì vậy trong quản lý tài
chính, ngân sách đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
NSNN, do đó đến năm 1998 Luật NSNN được sửa đổi, bổ sung lần thứ
nhất và đến năm 2003 Luật NSNN được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai; khác
với lần trước việc sửa đổi lần này mang tính toàn diện và có bước đột phá.
Trong đó, những nội dung đổi mới đáng chú ý là:
- Tăng cường quyền hạn, trách nhiệm của Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp trong việc quyết định dự toán ngân sách, phân bổ ngân
sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách.
- Đổi mới phân cấp quản lý tài chính, ngân sách trên cơ sở đảm bảo
sự thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của
NSNN, tăng khả năng tự cân đối của ngân sách địa phương.
- Tăng cường quyền chủ động sáng tạo của các bộ, địa phương, đơn
vị sử dụng ngân sách, các tổ chức, cá nhân được ngân sách hỗ trợ trong
việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản được giao, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện công khai, minh
bạch về ngân sách (thể hiện qua việc quy định rõ NSNN các cấp, các đơn
vị dự toán, các tổ chức, cá nhân được NSNN hỗ trợ phải công khai dự toán
và quyết toán ngân sách; cơ quan Tài chính, Kho bạc nhà nước, các cơ
quan thu của Nhà nước phải niêm yết công khai quy trình, thủ tục tại nơi
giao dịch).
Với các nội dung đổi mới nói trên, tại kỳ họp thứ 4 (Quốc hội khóa
XI), lần đầu tiên Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước thực
hiện trực tiếp phân bổ ngân sách, mở đầu cho việc thực hiện ngân sách
công khai, minh bạch, là dấu mốc quan trọng của tiến trình đổi mới nền tài
chính quốc gia, làm tiền đề xóa bỏ cơ chế “xin-cho”, phát huy cao độ
quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc quản
lý ngân sách.
Trong đổi mới của Luật NS lần này, một trong những nội dung đổi
mới khá mạnh mẽ về cơ chế cấp phát ngân sách đó là bỏ phương thức cấp
phát bằng hạn mức kinh phí để chuyển sang cấp phát theo dự toán được
giao là mô hình cấp phát tiên tiến, nó gắn liền với vai trò kiểm soát chi
NSNN qua KBNN để đảm bảo tất cả các khoản chi ngân sách phải có đủ
các điều kiện như: có dự toán được cơ quan có thẩm quyền giao, đúng chế
độ, tiêu chuẩn, định mức, được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết
định chi có như thế việc sử dụng NSNN mới đạt được mục tiêu đúng mục
đích, tiết kiệm, có hiệu quả.
Việc chuyển đổi từ phương thức quản lý này sang phương thức quản
lý khác trong lúc ban đầu đều phải có bước kiểm nghiệm nhất định trong
thực tế và những vướng mắc phát sinh, những mối quan hệ thiếu đồng bộ
cả về cơ sở pháp lý và cả về nhận thức của các chủ thể có liên quan là
không tránh khỏi, vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện cơ chế
cấp phát và kiểm soát thanh toán NSNN theo dự toán là hết sức thiết thực
trong giai đoạn hiện nay.
2/ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về quản lý NSNN, các cơ sở pháp
lý hiện hành trong quản lý ngân sách ở nước ta theo Luật NSNN mới sửa
đổi áp dụng từ 01/01/2004 và đặc biệt là quá trình triển khai, áp dụng Luật
NSNN trong thực tiễn từ đầu năm 2004 đến nay về cấp phát ngân sách
theo dự toán được giao qua kiểm soát thanh toán của KBNN để rút ra
những mặt tích cực cũng như những tồn tại trong cơ chế, trong nhận thức
để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế cấp phát và kiểm soát
thanh toán qua KBNN theo dự toán được giao.
3/ Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Quản lý chi NSNN có nội dung rất rộng, đứng trên nhiều tiêu thức
khác nhau người ta phân các khoản chi NSNN thành các loại như sau:
- Căn cứ vào nội dung chi NSNN, các khoản chi NSNN được chia
ra: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi đảm bảo an ninh quốc
phòng và các khoản chi khác.
- Căn cứ phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền,
các khoản chi NSNN được chia ra: chi ngân sách trung ương, chi ngân sách
cấp tỉnh, chi ngân sách cấp huyện và chi ngân sách cấp xã.
- Căn cứ theo phương thức cấp phát người ta chia các khoản chi
ngân sách ra thành: chi theo dự toán được giao, chi bằng lệnh chi tiền, chi
bằng mức vốn đầu tư, ghi thu ghi chi.
Trong luận văn này không đi vào nghiên cứu tất cả các nội dung, các
phương thức về chi ngân sách mà đi vào nghiên cứu trong giới hạn của các
khoản chi ngân sách thường xuyên được cấp phát bằng dự toán qua KBNN
qua đó gắn liền với công tác kiểm soát chi của KBNN đối với các khoản
chi này
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 149
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 1434
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 1709
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 148
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16