Mã tài liệu: 248031
Số trang: 20
Định dạng: rar
Dung lượng file: 269 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty điện tử Đống Đa (tên giao dịch quốc tế Viettronics Đống Đa Company) là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất kinh doanh các loại hàng gia dụng nằm dưới sự quản lý của Liên hiệp Điện tử Tin học Việt nam. Công ty thuộc Bộ Công nghiệp hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh doanh, trụ sở chính tại 55- đường Nguyễn Chí Thanh- Đống Đa- Hà Nội.
Tiền thân của công ty là phòng nghiên cứu điện tử thuộc Bộ Cơ khí Luyện kim (cũ), được thành lập theo Quyết định số 803/CL-CB ngày 29/10/1970 của Bộ trưởng Bộ cơ khí thành lập phòng nghiên cứu điện tử trực thuộc Bộ. Phòng nghiên cứu này có nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo các thiết bị điện tử chuyên dùng và sản xuất một số linh kiện điện tử, số lao động chỉ có 7 người. Nhìn chung, sản xuất lúc này mang tính đơn chiếc và thử nghiệm. Sản phẩm bao gồm:
Điện tử y tế: điện tâm đồ, điện não đồ, máy siêu âm, ổn áp các loại.
Một số linh kiện điện tử khác: tủ điện tử, triết áp, linh kiện bán dẫn.
Sản phẩm phần lớn cung cấp cho các đơn vị đặt hàng chỉ có một số ít được bán ra thông qua các cửa hàng bách hoá. Hoạt động không mang lại hiệu quả kinh tế tưởng đã có lúc phải giải thể vì công ty tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào chi phí của Nhà nước.
Ngày 30/4/1982 theo Quyết định số 94/CL-TCQL của Bộ trưởng Bộ cơ khí luyện kim chính thức chuyển phòng nghiên cứu điện tử thành xí nghiệp điện tử thuộc Liên hiệp điện tử Việt nam, chuyên lắp ráp đồ gia dụng lấy tên là: Xí nghiệp sửa chữa và chế tạo các thiết bị điện tử công nghiệp (gọi tắt là: Xí nghiệp Viettron Đống Đa) trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp điện tử.
Từ năm 1982 đến năm 1986 dưới thời kỳ bao cấp, về cơ bản xí nghiệp vẫn là một đơn vị quốc doanh hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Bằng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, được ưu tiên trong việc huy động đầu vào, tự chủ trong việc nghiên cứu tổ chức sản xuất nhưng xí nghiệp không được tự chủ trong tiêu thụ. Nhìn chung, do nguồn ngân sách cấp hạn hẹp và máy móc thiết bị lạc hậu, năng suất thấp nên quy mô sản xuất chỉ là đơn chiếc, sản phẩm hết sức nghèo nàn, sản lượng chỉ đạt bình quân 100 chiếc bao gồm: Ổn áp, tăng âm phục vụ quốc phòng,
Trong giai đoạn này do tác động của cơ chế cũ nên kinh nghiệm làm ăn trên thương trường của xí nghiệp còn rất yếu, khả năng tiếp cận thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm hầu như không có, hoạt động của xí nghiệp kém hiệu quả không đem lại lợi nhuận. Trong thời kỳ này có công văn số 358/LHĐT-TC ngày 19/8/1983 của Tổng giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp điện tử về việc thực hiện quy định về tên gọi các đơn vị trong Liên hiệp. Xí nghiệp sửa chữa và chế tạo thiết bị điện tử công nghiệp đặt tên là: Xí nghiệp Viettronics Đống Đa.
Theo công văn này: Cơ cấu tổ chức cũng như chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp không thay đổi mà chỉ thay đổi tên xí nghiệp. Cho đến năm 1984 theo Quyết định số 349/ĐT ngày 12/12/1984 của Tổng cục trưởng Tổng cục điện tử và kỹ thuật tin học. Theo Quyết định này thì cơ cấu tổ chức bộ máy và nhiệm vụ được giữ nguyên. Tên gọi của xí nghiệp điện tử Đống Đa được gọi tắt là Viettronics Đống Đa và được tiếp thu từ Liên hiệp các xí nghiệp điện tử thuộc Bộ cơ khí và luyện kim.
Từ năm 1986 đến năm 1991 Nhà nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chính sách mở cửa đã làm cho các đơn vị kinh doanh có những chuyển biến mạnh mẽ. Do nhận thức được sự phát triển của thị trường điện tử gia dụng, xí nghiệp đã chuyển hướng sang kinh doanh mặt hàng này, xí nghiệp đã quyết định nhập linh kiện nước ngoàI và lắp ráp radio và tivi. Từ năm 1987 cho đến năm 1991 công ty có nhiều thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước nhất là khu vực phía bắc về hàng điện tử gia dụng, về khoa học kỹ thuật, và tính từ năm 1987 đến năm 1991sản lượng năm sau tăng gấp 2 lần năm trước do thị trường máy thu hình ở Việt nam còn rộng lớn, nhất là ở thời điểm này các công ty điện tử khác còn nhỏ và các công ty liên doanh với nước ngoài chưa ra đời.
Sau Nghị định số 388/TTG ngày 20/10/1991 của Thủ tướng Chính phủ quy định lại về việc đánh giá lại doanh nghiệp, thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước.
Theo Quyết định số 61/QĐ-CNNG-TC ngày 13/12/1992 của Bộ trưởng bộ công nghiệp nặng đổi tên “xí nghiệp Viettronics Đống Đa” thành “công ty điện tử Đống Đa”.Quyết định này chỉ làm thay đổi tên của công ty còn chức năng nhiệm vụ cũng như cơ cấu tổ chức của công ty không có gì thay đổi.
Theo Quyết định số 249/QĐ/TCNĐT ngày 20/5/1993 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng về việc thay đổi lại công ty điện tử Đống Đa. theo Quyết định này tên gọi của công ty vẫn áp dụng theo quyết định số 61/QĐ-CNNG-TC trước đây nhưng cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ quyền hạn có sự thay đổi như ngày nay. Hiện nay, công ty vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh theo quyết định mới này.
Tóm lại, từ khi chuyển đổi nền kinh tế, sau hơn 10 năm hoạt động trong nền kinh tế mới mặc dù gặp rất nhiều khó khăn xong công ty vẫn chứng tỏ được mình là một công ty mạnh và có bản lĩnh. Hiện nay, công ty mạnh dạn lắp ráp rất nhiều chủng loại tiv
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 249
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 230
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 244
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16