Mã tài liệu: 254048
Số trang: 91
Định dạng: doc
Dung lượng file: 508 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
PHẦN MỞ ĐẦU
[*]Lý do chọn đề tài
Trong những thập niên gần đây du lịch được coi là “ ngành công nghiệp không khói”, là “ con gà đẻ trứng vàng” đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho những quốc gia có thế mạnh này. Phát triển du lịch không những mang lại nguồn thu lớn về kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Mà quan trọng hơn, nó chính là nhân tố quan trọng trong việc mở rộng quan hệ hợp tác, thúc đẩy giao lưu và tăng cường khả năng hội nhập với các nước trên thế giới.
Ngày nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện theo hướng hiện đại hoá thì nhu cầu được đi du lịch ngày càng được chú trọng. Bên cạnh những nhu cầu vui chơi giải trí của tài nguyên du lịch tự nhiên thì con người cũng rất chú ý đến những giá trị tài nguyên nhân văn. Đó chính là nhu cầu được trở về với cội nguồn, tìm hiểu những nét đẹp văn hoá, các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, cùng các trò chơi dân gian, phong tục tập quán của cộng đồng địa phương. Nó không những mô tả cuộc sống chiến đấu lao động của con người ở mỗi miền quê gắn với những danh nhân văn hoá lịch sử của dân tộc, mà nó còn phản ánh những khát vọng trong đời sống tâm linh của con người, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, hướng con người ta vươn tới cái chân, thiện, mĩ mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp.
Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử văn hoá lâu đời. Với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng, đây chính là tài nguyên quan trọng trong việc thực hiện và phát triển những tour du lịch nhân văn của đất nước. Thực tế những năm gần đây lạo hình du lịch khám phá tài nguyên nhân văn ở nước ta đã có nhiều phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo thông lệ người ta đi du lịch chủ yếu là đến những nơi có các di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội truyền thống mang tính quy mô và rộng khắp. Nhưng nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch lại là sự mới lạ và hấp dẫn. Chính yếu tố này đã làm cho một số tuyến du lịch trở lên quen thuộc và không còn sức hấp dẫn mạnh mẽ với mỗi du khách. Để tạo ra sự mới lạ trong chương trình du lịch hiện nay, người ta đang tìm hiểu và khai thác những tuyến du lịch gắn với những di tích, lễ hội, chứa đựng những giá trị nhân văn độc đáo, hấp dẫn mà chưa được biết đến hoặc bắt đầu khai thác phục vụ du lịch.
Hà Nam là một hòn đảo nhỏ thuộc huyện Yên Hưng - Quảng Ninh. Đây là mảnh đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hoá nhân văn. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội độc đáo, cùng với nhiều các phong tục tập quán đẹp, là nơi chứa đựng các kho tàng văn hoá dân gian đặc sắc và những làng nghề truyền thống đặc biệt hấp dẫn du khách.
Khai thác tốt các giá trị tài nguyên nhân văn trên đảo Hà Nam sẽ tạo thế mạnh để phát triển du lịch ở Yên Hưng nói chung và người dân Hà Nam nói riêng. Tuy nhiên trên thực tế việc khai thác tài nguyên du lịch này vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Các giá trị tài nguyên nhân văn vẫn chưa được khai thác triệt để, chưa có kế hoạch cụ thể về quy hoạch tài nguyên cũng như sự kiểm soát, quản lý cùng những chính sách về phát triển du lịch của chính quyền địa phương. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “ Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Thông qua bài viết này tác giả mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào vấn đề làm thế nào để khai thác tốt các giá trị tài nguyên nhân văn một cách hiệu quả nhất để đảo Hà Nam sẽ là một điểm đến lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.
2- Mục đích nghiên cứu khoá luận
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu một cách tương đối đầy đủ về các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, phong tục tập quán của vùng đảo Hà Nam từ trước đến nay. Từ thực trạng khai thác các giá trị tài nguyên nhân văn của vùng đảo này, đề tài góp phần định hướng cho sự phát triển hoạt động du lịch văn hoá nhân văn của huyện.
Thông qua quá trình tìm hiểu thực tiễn, vận dụng những kiến thức đã học, từ đó đề ra một số giải pháp, kiến nghị, khai thác quy hoạch, bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, phong tục tập quán ở khu vực đảo Hà Nam phục vụ phát triển du lịch.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứư là các giá trị tài nguyên nhân văn, bao gồm cả tài nguyên vật thể và tài nguyên phi vật thể ở đảo Hà Nam.
Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ lành thổ hành chính của huyện Yên Hưng. Song tập chung chủ yếu là nghiên cứu các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội và phong tục tập quán trên đảo Hà Nam.
4- Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài khoá luận này tác giả đã sử dụng tổng hợp những phương pháp nghiên cứu sau.
Ø Phương pháp thống kê.
Ø Phương pháp khảo sát thực địa.
Ø Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
5- Nội dung khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận được trình bày trong ba chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận về tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch.
Chương 2. Thực trạng khai thác các giá trị tài nguyên nhân văn tại đảo Hà Nam - Yên Hưng - Quảng Ninh.
Chương 3. Một số định hướng và giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn tại đảo Hà Nam trong phát triển du lịch
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 774
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 889
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16