Mã tài liệu: 255056
Số trang: 113
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,294 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Cùng với nhịp độ tăng trưởng của du lịch Việt nam, ngành du lịch
Hải Dương cũng đang hoà nhập với sự phát triển sôi động của cả nước và đạt
được kết quả ban đầu quan trọng, đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng
kinh tế, xã hội của địa phương. Đây là kết quả tất yếu của sự đổi mới, vươn
lên, tự khẳng địng mình của du lịch Hải Dương. Điều đó có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển du lịch tỉnh nhà trong
những thập kỉ đầu của thế kỉ 21 và cả trong tương lai.
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung đồng bằng bắc bộ, cái nôi của nền
văn minh sông hồng, lại cận kề kinh thành Thăng Long trung tâm chính trị,
kinh tế và văn hóa của cả nước. Văn minh sông hồng, văn hóa Thăng Long
trực tiếp tác động và kết tinh nhiều thành tựu rực rỡ trên đất này.
Hải Dương chứa đựng chiều sâu văn hóa lịch sử của một vùng đất xứ
Đông. Hải Dương còn là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và
giàu bản sắc có thể phát triển được nhiều loại hình du lịch như du lịch văn
hóa, du lịch văn hóa sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch tham quan
Tuy vậy hoạt động du lịch của Hải Dương lại chưa thực sự phát triển
tương xứng với tiềm năng. Nhắc đến du lịch Hải Dương du khách chỉ biết đến
2 di tích được xếp hạng đặc biệt quan trọng đó là Côn Sơn - Kiếp Bạc, gần
đây nhất là sân Golf (Chí Linh). Còn rất nhiều di tích khác của tỉnh chưa được
du khách biết và để ý đến. Hình ảnh Hải Dương chưa thực sự tạo được dấu ấn
và sự quan tâm trong lòng du khách. Nhìn chung điều đó cũng rất dễ hiểu bởi
bản thân họ chưa biết gì, thậm chí là chưa từng nghe qua tên di tích thì họ
không thể quyết định mua sản phẩm du lịch của tỉnh. Vậy, vấn đề đặt ra là
làm sao để giúp cho du khách có thêm được sự hiểu biết rõ ràng hơn về các
điểm du lịch ở Hải Dương để từ đó có được những quyết định đúng đắn khi
mua sản phẩm du lịch của Hải Dương. Với những lý do đó tôi xin mạnh dạn
lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu nguồn lực, thực trạng, giải pháp khai thác
tuyến điểm du lịch sinh thái nhân văn ở Hải Dương. Xây dựng tuyến Hà
Nội - Cẩm Giàng - Thanh Miện - Ninh Giang - Chí Linh - Thành Phố Hải
Dương” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
2.1.Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu:
Nhằm nâng cao nhận thức của mình về nghiên cứu, vận dụng những lý
luận đã học vào nghiên cứu ở địa phương. Qua quá trình nghiên cứu có thể
học hỏi, thu nhận thêm những kiến thức thực tiễn, cọ sát thực tế mở rộng
thêm tri thức, bổ xung kiến thức đã hổng ở thực tế.
Cung cấp kiến thức nghiên cứu cho các bạn sinh viên và những người
có quan tâm về vấn đề nghiên cứu.
Khai thác phát triển các tuyến điểm du lịch sinh thái nhân văn trên địa
bàn tỉnh Hải Dương.
2. Lịch sử nghiên cứu
Tài nguyên du lịch của Hải Dương đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên
cứu, tìm hiểu ở các góc độ khác nhau như:
1- Tăng Bá Hoành - Hải Dương di tích và danh thắng.
2- Bùi Thị Hải Yến - Tuyến điểm du lịch, nhà xuất bản giáo dục.
Và rất nhiều những đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch Hải Dương.
Song các tác giả chủ yếu đi sâu giới thiệu các tài nguyên mà chưa đánh
giá được đầy đủ khả năng phát triển du lịch của Hải Dương.
3. Đối tượng và pham vi nghiên cứu.
Đối tượng nhiên cứu của đề tài tập trung vào các nguồn lực, hoạt động
du lịch sinh thái, nhân văn của Hải Dương. Đề tài khóa luận nghiên cứu được
giới hạn trong phạm vi lãnh thổ, không gian tỉnh Hải Dương.
4. Thời gian nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu đề tài được kéo dài từ ngày 15 tháng 4 đến ngày
30 tháng 6 năm 2010.
Số liệu thống kê sử dụng trong bài khóa luận được cập nhật từ năm
2001- 2009.
5. Khó khăn và thuận lợi khi chọn đề tài.
Để hoàn thành khóa luận này tác giả cũng gặp phải những khó khăn
trong quá trình thực hiện: nguồn tài liệu mang tính cập nhật chưa phong phú
và còn tản mạn.
Bên cạnh đó tác giả cũng có thuận lợi: được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt
tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ tư liệu của các bác ở Sở Văn Hóa
thông tin tỉnh Hải Dương.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thực địa và thu thập tài liệu :
Đến những địa điểm có các di tích, danh lam để tìm thông tin thực tế,
chụp ảnh. Khảo sát địa hình.
Các nguồn tài liệu sưu tầm từ SGK, nguồn từ Internet, các sách chuyên
đề về du lịch, du lịch Hải Dương, các bài báo đăng tải vấn đề có liên quan, tài
liệu xin từ sở Văn Hoá - Thể Thao - Du Lịch Hải Dương, báo cáo tổng kết về
hoạt động ngành du lịch, báo cáo định hướng phát triển du lịch. Và các bài
nghiên cứu của những người nghiên cứu trước.
6.2. Phương pháp so sánh tổng hợp thống kê:
Dựa trên các tài liệu sưu tầm được các nguồn như đã nêu trên, phân tích
tổng hợp lại thành các mục đích cụ thể cho việc thống kế và trình bày nội
dung của đề tài.
6.3. Phương pháp biểu đồ và bản đồ:
Biểu diễn các số liệu trên biểu đồ. Sử dụng bản đồ hành chính, bản đồ
du lịch Hải Dương.
6.4. Phương pháp toán học:
Khoá luận có sử dụng các phương pháp tính toán cơ bản trong việc tính
toán cân đối các bảng biểu và tính toán giá Tour.
7. Kết cấu của khóa luận.
Khoá luận ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo,
phần nội dung chia làm 3 chương:
Chương 1: Các nguồn lực để xây dựng tuyến điểm du lịch sinh thái nhân
văn ở tỉnh Hải Dương.
Chương 2: Thực trạng kinh doanh du lịch của Hải Dương.
Chương 3: Một số giải pháp cho phát triển du lịch Hải Dương. Xây dựng
tuyến du lịch Hà Nội - Cẩm Giàng - Thanh Miện - Ninh Giang - Chí Linh
- Thành Phố Hải Dương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 759
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 1621
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 11
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 17