Mã tài liệu: 302064
Số trang: 69
Định dạng: rar
Dung lượng file: 413 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng bào Khmer Nam Bộ có nền văn hóa truyền thống mang đậm màu sắc bản địa và tôn giáo. Trong suốt quá trình phát triển của cộng đồng các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long nền văn hóa Khmer đã giao hoà, gắn kết với các nền văn hóa khác, góp phần hình thành nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Trà Vinh là một trong hai tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có đông đồng bào dân tộc Khmer - sau tỉnh Sóc Trăng. Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer nên rất thích hợp để phát triển theo định hướng du lịch văn hoá. Nhận định từ thực tế như vậy, qua đề cương này, tôi chọn đề tài “Giá trị văn hoá của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh” nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu với mong muốn trang bị thêm kiến thức nghề nghiệp tương lai của sinh viên ngành Văn hoá du lịch, song song với mong muốn đưa bản sắc dân tộc Khmer vào định hướng phát triển du lịch ở tỉnh Trà Vinh cũng như loại hình du lịch văn hoá cho Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nhiên cứu
Qua nghiên cứu, chúng ta có thể phần nào góp công trong hoạt động duy trì và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người Khmer tạo sản phẩm đa dạng để đưa vào phát triển loại hình du lịch văn hoá và từ đó có thể giới thiệu văn hoá Khmer đến người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế. Cụ thể trong đề cương này là khai thác điểm riêng biệt tiềm năng để đưa vào định hướng phát triển du lịch cho tỉnh Trà Vinh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nêu được những giá trị văn hoá tiêu biểu của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh.
Tình hình khai thác các giá trị văn hoá tiêu biểu của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh.
Đưa ra những đề xuất, kiến nghị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: nét văn hoá của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh.
Phạm vi không gian: tại tỉnh Trà Vinh.
Phạm vi thời gian: từ năm 2005 đến nay.
4. Phương pháp và quan điểm nghiên cứu
Phương pháp:
Phân tích và tổng hợp lý thuyết
Quan sát, tham dự
Chụp ảnh
Phân tích và tổng hợp từ kinh nghiệm, từ thực tế kết hợp lý thuyết
Quan điểm: phát triển du lịch bền vững
5. Lược sử nghiên cứu vấn đề:
Sách “Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ” của tác giả Trần Văn Bổn.
Sách “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” của tác giả Dương Văn Sáu (2004), Đại học Văn Hóa Hà Nội
6. Bố cục: gồm 3 chương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 231
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 888
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 843
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 746
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 955
⬇ Lượt tải: 17