Mã tài liệu: 122744
Số trang: 34
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế
Kế hoạch hoá là một trong các chức năng cơ bản trong quản lý kinh tế, nó đặt ra các mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh cùng các biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đó. Kế hoạch là một công cụ chủ yếu để quản lý mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, là đòn bảy quan trọng để khai thác mọi khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm sử dụng hợp lý nhất mọi nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước đã được đổi mới một cách căn bản. các đơn vị kinh tế cơ sở quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, còn Nhà nước tập trung quản lý kinh tế vĩ mô. Do vậy công tác kế hoạch cần được đổi mới cho phù hợp.
Kế hoạch và thị trường có mối quan hệ với nhau, thị trường vừa là đối tượng vừa là cơ sở của kế hoạch. Đặc biệt đối với doanh nghiệp thì vai trò của thị trường đối với công tác kế hoạch rất rõ, thị trường là căn cứ chủ yếu để xây dựng kế hoạch.
Trong cơ chế thị trường thì người tiêu dùng "làm vua" chính là vì như vậy. Trước đây trong cơ chế tập trung, các doanh nghiệp chờ đợi và căn cứ vào chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước phân bổ từ trên xuống mà xây dựng kế hoạch. Giờ đây, trong cơ chế mới, họ nhận tín hiệu chủ yếu từ thị trường, căn cứ vào yêu cầu của thị trường, xuất phát từ kết quả của công tác tiếp thị mà xây dựng kế hoạch. Đây là kế hoạch toàn diện nhưng cụ thể và chi tiết của doanh nghiệp.
Thật là sai lầm nếu nghĩ rằng,chuyển sang cơ chế thị trường thì vai trò và ý nghĩa của kế hoạch giảm đi so với trước. Điều đó lại càng không đúng với các kế hoạch của doanh nghiệp. Kinh nghiệm ở các nước có thị trường phát triển cho thấy rằng càng theo cơ chế thị trường thì kế hoạch doanh nghiệp lại càng quan trọng, càng phải chi tiết, cụ thể và toàn diện; thậm chí khả năng tồn tại và đi lên của doanh nghiệp cũng phụ thuộc điều đó.
Nhận thức điều này, Chính phủ đã ban hành quyết định 217/HĐBT (ngày 14/11/1987) về trao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước thực hiện hạch toán độc lập, lấy thu bù chi, Nhà nước không bù lỗ như trước đây, Quyết định 91-TTg (tháng 3- 1994) của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm bớt các chỉ tiêu pháp lệnh, theo đó hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước chỉ còn thực hiện một chỉ tiêu pháp lệnh duy nhất là các khoản phải nộp nay gọi là thuế.
Là một doanh nghiệp Nhà nước đứng trước yêu cầu đổi mới quản lý nói chung, đổi mới công tác kế hoạch nói riêng, Đảng uỷ và lãnh đạo ngành đường sắt đã tiến hành đổi mới cơ chế hoạt động để đưa ngành thoát khỏi tình trạng khó khăn đang gặp phải, phù hợp với xu hướng đổi mới chung, đồng thời để tự xác định lại vị trí của ngành đường sắt trong mạng lưới giao thông vận tải Việt nam, phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
Sau một thời gian ngắn khẩn trương chuẩn bị, ngày 1/4/1989 ngành đường sắt đã chính thức tiến hành tổ chức lại sản xuất, thay đổi cơ chế quản lý nói chung, công tác kế hoạch nói riêng từ cơ chế quản lý tập trung sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Đây là ngày đánh dấu mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển ngành đường sắt Việt nam. Kể từ đó đến nay công tác kế hoạch của ngành, nhất là kế hoạch kinh doanh vận tải về cơ bản đã đáp ứng được yêu cẫu sản xuất kinh doanh cũng như cầu của xã hội.
Hơn 10 năm hoạt động theo cơ chế mới, tuy có nhiều đổi mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác kế hoạch, nhưng công tác kế hoạch của ngành vẫn còn một số mâu thuẫn và chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra về sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, khi ngành đường sắt chuyển chuyển đổi cơ cấu tổ chức từ mô hình " Liên hiệp các xí nghiệp" như hiện nay sang mô hình "Tổng công ty " thì đường sắt Việt nam là một tổng công ty đặc thù, điều đó thể hiện sản phẩm làm ra do nhiều ngành, nhiều nghề , nhiều bộ phận tham gia đồng thời; mọi thể lệ, quy trình khai thác chỉ có ngành đường sắt sử dụng; ngoài công tác kinh doanh vận tải, nó còn có tính phục vụ cao. Chính xuất phát từ những đặc thù đó mà ngành phải có công tác kế hoạch nói chung, kế hoạch kinh doanh vận tải nói riêng phu hợp. Tức là cần phải tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch kinh doanh vận tải của ngành trên cơ sở phát huy mặt mạnh sẵn có, đồng thời áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào công tác kế hoạch cũng như loại bỏ những hạn chế vốn có của nó.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Nội dung cơ bản của công tác kế hoạch
Chương II: Nội dung công tác kế hoạch kinh doanh vận tải ngành đường sắt và quá trình đổi mới công tác kế hoạch của ngành
Chương III: Kiến nghị một số biện pháp đổi mới kế hoạch kinh doanh vận tải ngành đường sắt
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 826
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 23
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 713
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 174
⬇ Lượt tải: 14
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16