Mã tài liệu: 120967
Số trang: 60
Định dạng: docx
Dung lượng file: 399 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam gồm 54 dân tộc anh em hình thành trong quá trình lâu dài dựng nước và giữ nước.Nền văn hoá Việt Nam do đó là nền văn hoá đa dân tộc.
Xác định tầm quan trọng của công tác văn hoá văn nghệ hiện nay, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX, Đảng ta đã xác định một lần nữa phương hướn “xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm dà bán sắc dân tộc”.[21;114]. Tiếp tục khai thác và phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hoá nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước t, tạo ra tính thống nhất trong đa dạng và phong phú của nền văn hoá Việt Nam-Đó là một định hướng đúng đắn mang tính chiến lược mà đảng ta đã xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VII.
1.2. Một trong những sắc thái văn hoá và giá trị nghệ thuật của các dân tộc trên đất nứoc ta phải kể đến đó là gí trị to lớn của vốn văn học dân gian cổ truyền của mỗi dân tộc thiểu số mà truyện thơ là thể loại tiêu biểu.Đây không chỉ là một thể loại văn học dân gian tiêu biểu mà còn là hình thức sinh hoạt văn hoá văn nghệ vừa cổ truyền lại vừa hiện đại được nhân dân các dân tộc đều yêu thích.
1.3. Là một dân tộc có số lượn lớn thứ hai cả nước dân tộc mường được biết đến như là một trong những chủ nhân của nền van hoá Hoà Bình nổi tiếng.Truyện thơ Mường không lớn về số lương nhưng lại hết sức phong phú về nội dung.đặc sắc về nghệt thuật.Chúng đề cập đến nhiều mặt trong cuộc sống các dân tộc anh em.Đề tài chủ yếu là tình yêu nam-nữ.Người ta bắt gặp ở đây những xúc cảm thẩm mỹ tinh tế của người Mường mà đặc biệt là hình tượng người phụ nữ trong truyện thơ.
Ngoài việc tái hiện lại đời sống hiện thực của xã hội Mường cổ truyền thì truyện thơ còn thể hiện quá trình phát triển của xã hội, tộc người, những truyền thống văn hoá đạo lý, phong tục tập quán trải qua nhiều thế kỷ đã làm nên bản sắc văn hoá riêng của mỗi dân tộc.
1.4. Về truyện thơ mường cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt mặc dù đã có một số công trình tạo tiền đề như: “Văn học các dân tộc thiểu số” (Phan Đăng Nhật, nhà xuất bản văn hoá Hà Nội, 1981) ; “Văn học dân gian các dân tộc ít người” (Võ Quang Nhơn, NXB Đại học và THCN, 1983) ; “Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số” (Luận án tến sĩ ngữ văn của Lê Trường Phát) và một số luận văn thạc sĩ khác nữa.
1.5. Kho tàng văn học dân gian Mường có một số truyện thơ. Đến nay đã công bố và in thành sách một số tác phẩm như: Út Lót- Hồ Liêu, Nàng Nga -Đạo Hai Mối, Nàng Ờm- chàng Bồng Hương; Vườn hoa núi Cối.
Trong đó truyện thơ Nàng Ờm –Chàng Bồng Hương được đánh giá là tiêu biểu hơn cả và có những nét độc đáo riêng so với các truyện thơ còn lại.tác phẩm này nổi trội không chỉ là ở vấn đề mà tác phâm đề cập có tính phổ quát mà còn là nghệ thuật của nó vượt lên trên nhiều tác phẩm khác.Truyện man màu sắc cổ tích ở kết thúc có hậu của câu truyện tình yêu chàng trai và cô gái mặc dù bị cha nẹ ngăn cấm phải tự gải thoát bằng cái chết song khi sang thế giới bên kia họ vãn được chung sống bên nhau “nên nhà nên cửa” ở núi Làn Ai.
1.6. V.Lênin nói rằng: “Nhận thức về phụ nữ, thái độ đối với phụ nữ là một trong những thước đo trình độ văn hoá, văn minh của một dân tộc”
Quan điểm của Đảng ta cũng chỉ rõ:Phụ nữ là người lao động, là người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.Khả năng và diều kiện lao động, trình độ vă hoá, vị trí xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người phụ nữ có ảnh hưởng sâu sa đến sự phát triển của thế hệ tương lai.Vì vậy phải xem giải phóng phụ nữ là một mục tiêu và nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta” [11;272].
Kết cấu của đề tài:
chương i. một số vấn đề chung
chương ii. hình tượng nàng ờm trong truyện thơ
nàng ờm - chàng bồng hương.
chương iii. đặc điểm về nghệ thuật trong việc xây dựng hình tượng nhân vật.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 220
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang:
👁 Lượt xem: 199
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 762
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 234
⬇ Lượt tải: 6
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 17