Mã tài liệu: 221902
Số trang: 58
Định dạng: doc
Dung lượng file: 371 Kb
Chuyên mục: Bảo hiểm
LUẬN VĂN DÀI 59 TRANG
MỤC LỤC
PHẦN I: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÂY DỰNG (BHXD) VÀ GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM XÂY DỰNG 2
I.Tầm quan trọng của bảo hiểm xây dựng 2
1.Rủi ro trong hoạt động xây dựng 2
2.Tác dụng của bảo hiểm xây dựng 4
II.Nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng 6
1. Người được bảo hiểm 6
2. Đối tượng bảo hiểm 6
3. Địa điểm công trình 8
4. Phạm vi bảo hiểm 8
4.1.Các rủi ro chính thuộc phạm vi bảo hiểm 8
4.2. Các điểm loại trừ 8
5. Thời hạn bảo hiểm 9
6. Giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng 10
6.1.Giá trị bảo hiểm của phần công tác thi công xây dựng 10
6.2. Giá trị bảo hiểm của máy móc xây dựng 10
6.3. Giá trị bảo hiểm đối với trang bị xây dựng 11
6.4.Giá trị bảo hiểm đối với chi phí dọn dẹp 11
6.5.Giá trị bảo hiểm của tài sản trên và xung quanh công trường 11
7. Giấy yêu cầu bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng 11
III. Giám định và xét giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xây dựng. 12
1. Nguyên tắc chung của việc giám định và xét giải quyết bồi thường 12
2. Các bước cơ bản trong giám định và bồi thường tổn thất 12
2.1. Nhận thông báo tổn thất và yêu cầu giám định 12
2.2. Tiến hành giám định 13
2.3.Giải quyết khiếu nại và bồi thường 13
3.Giám định bảo hiểm 14
3.2.Những nội dung cụ thể trong việc giám định 16
3.3. Hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá và tính toán toán thiêt hại trong bảo hiểm xây dựng 22
4. Giải quyết bồi thường 28
4.1. Qui trình của việc giải quyết bồi thường 28
4.2. Các vấn để trong giải quyết bồi thường thông thường 31
IV.Một số chỉ tiêu đánh giá về hoạt động giám định - bồi thường bảo hiểm. 34
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG BHXD TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000-2005 35
I. Đánh giá kết quả kinh doanh nghiệp vụ BHXD tại Bảo Việt Hà Nội 35
1. Khái quát về thị trường bảo hiểm xây dựng 35
2. Thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm xây dựng tại BVHN. 36
2.1.Về chính sách sản phẩm 36
2.2. Chính sách giá cả bảo hiểm (phí bảo hiểm) 37
2.3. Chính sách phân phối 39
2.4. Hoạt động thu phí bảo hiểm: 40
II. Thực trạng công tác giám định và giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xây dựng tại Bảo Việt Hà Nội. 41
1. Việc thực hiện chức năng quản lý và chỉ đạo của công ty 42
2. Thực trạng công tác giám định 43
3. Về công tác bồi thường 44
3.1. Qui trình áp dụng 44
3.2. Tình hình giải quyết bồi thường giai đoạn 2000-2005 46
4. Khả năng phát triển nghiệp vụ BHXD tại Bảo Việt Hà Nội trong thời gian tới 47
4.1.Tình hình xây dựng ở Hà Nội trong tương lai 47
4.2. Khả năng phát triển nghiệp vụ BHXD trong thời gian tới của Bảo Việt Hà Nội 49
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ XÉT GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG BHXD TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI 51
I. Các nhân tố tác động đến kinh doanh nghiệp vụ BHXD tại BVHN 51
1. Về công tác quản lí nhà nước. 51
2. Nhân tố xã hội 51
3. Đối thủ cạnh tranh 52
II. Một số kiến nghị trong quá trình thực hiện công tác giám định và xét giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xây dựng tại Bảo Việt Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng công tác này 53
1. Các kiến nghị mang tính chiến lược. 53
1.1. Làm tốt công tác đánh giá và quản lí rủi ro 53
1.2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng 53
1.3. Lựa chọn và giám sát chặt chẽ các công ty, các tổ chức giám định. 54
2. Các kiến nghị mang tính sách lược: 54
2.1. Đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho các giám định viên. 54
2.2. Chuẩn hoá giám định viên 55
2.3. Hoàn thiện qui trình giám định và cơ sở vật chất trước khi tiến hành giám định 56
2.4. Các kiến nghị khác 56
PHẦN I
LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÂY DỰNG (BHXD) VÀ GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM XÂY DỰNG
I.Tầm quan trọng của bảo hiểm xây dựng
1.Rủi ro trong hoạt động xây dựng
Trong công tác xây dựng, có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra cho công trình. Chính vì thế một trong những công việc quan trọng của người bảo hiểm (NBH) trước khi cấp đơn bảo hiểm cho một công trình xây dựng là xác định được các rủi ro có thể ảnh hưởng tới công trình mà mình bảo hiểm.
Việc đánh giá chính xác và phân tích kĩ lưỡng những yếu tố rủi ro có thể gây thiệt hại cho công trình sẽ tạo điều kiện cho NBH lựa chọn các điều kiện, điều khoản thích hợp cũng như các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất, mức khấu trừ và mức phí thích hợp.
Sau khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm của người được bảo hiểm (NĐBH), NBH cần nghiên cứu các thông tin, số liệu ghi trên bản câu hỏi kiêm giấy yêu cầu bảo hiểm và phải xuống hiện trường để trực tiếp kiểm tra các số liệu, các yếu tố rủi ro sau đó sẽ phân tích, đánh giá rồi đề ra điều kiện, mức khấu trừ và mức phí thích hợp.
a, Rủi ro do các yếu tố chủ quan: là những yếu tố do con người tác động vào công trình xây dựng . Ví dụ:
- Kinh nghiệm của chủ thầu trong việc xây dựng nhiều loại công trình khác nhau và trong một loại công trình cụ thể. Cần phải xem xét chủ thầu đã từng tiến hành loại công trình tương tự như công trình yêu cầu được bảo hiểm chưa, nếu có thì chất lượng công trình đó ra sao?
Việc đánh giá và tìm hiểu về chủ thầu là rất quan trọng, nếu chủ thầu là người có kinh nghiệm, làm ăn tốt và có uy tín thì khả năng xảy ra rủi ro chắc chắn sẽ thấp hơn so với các chủ thầu thiếu kinh nghiệm và làm ăn không có uy tín.
Trường hợp chủ thầu là người có kinh nghiệm trong xây dựng loại công trình được bảo hiểm thì NBH phải thường xuyên kiểm tra, giám sát. Khi tính phí bảo hiểm nhất thiết phải tính thêm phụ phí. Ngược lại nếu chủ thầu là khách hàng lâu năm, có kinh nghiệm, có quan hệ tốt với NBH thì có thể giảm phí cho họ.
Mặt khác, các chủ thầu có kinh nghiệm thường lựa chọn các nhà thầu phụ tốt để cùng nhau tiến hành công tác xây dựng. Tuy nhiên, NBH vẫn không được hoàn toàn tin tưởng vào việc lựa chọn nhà thầu phụliên quan, đặc biệt nhà thầu phụ là người tiến hành các công việc dễ dàng xảy ra rủi ro hoặc các phần việc chính của công trình .
- Chủ đầu tư: là người được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm cho nên họ có những ảnh hưởng nhất định tới công trình được bảo hiểm. Do vậy NBH nên thường xuyên duy trì liên lạc và mối quan hệ tốt với chủ đầu tư.
- Thời gian tiến hành công việc: NBH phải nắm rõ được công trình được xây dựng với 2 hay 3 ca liên tục hay chỉ theo giờ hành chính
Điều cần lưu ý ở đây là công trình được xây dựng với tiến độ càng nhanh thì khả năng xảy ra rủi ro càng lớn.
Ngoài ra còn phải quan tâm đến thời gian tiến hành xây dựng, chủ yếu diễn ra lúc nào? mùa mưa hay mùa khô? thời tiết trong khoảng thời gian đó như thế nào?
- Giá trị của công trình theo hợp đồng xây dựng : phải là giá trị phù hợp, không quá thấp hay quá cao. Trường hợp NĐBH yêu cầu bảo hiểm với giá trị quá thấp thì NBH phải dùng mọi biện pháp thích hợp để xử lí từ việc giải thích, thuyết phục cho tới việc bồi thường theo tỷ lệ. Trong quá trình xây dựng nếu giá cả tăng thì giá trị bảo hiểm và phí bảo hiểm cũng phải được điều chỉnh thích hợp.
- Các nhà thầu phụ độc lập trên công trường: khác với các nhà thầu phụ do chủ nhà thuê. Ví dụ : nhà thầu phụ của nhà thầu phụ
b, Rủi ro do các yếu tố khách quan
- Địa điểm xây dựng: chịu ảnh hưởng của các yếu tố:
+ Các hiểm hoạ thiên nhiên: động đất, núi lửa, sóng thần, lũ lụt, đất đá sụp lở, mưa bão
+ Điều kiện địa chấn, đất đai: công trình nằm trên vùng đất này có ổn định không ? (đất hồ, đất sỏi, đá hay đất mượn ) và nằm trên độ cao bao nhiêu so với mực nước biển ?
+ Các rủi ro khác như cháy nổ. Ví dụ: xung quanh công trường có rất nhiều giấy, bìa, gỗ vụn, xăng dầu hay hoá chất dễ cháy có thể dễ dàng gây ra cháy làm ảnh hưởng đến công trình.
- Đồ án thiết kế công trình: cần lưu ý các yếu tố:
+ Loại kết cấu xây dựng: bê tông hay tường xây có cột chịu lực bê tông
+ Phương pháp xây dựng: lắp ghép, xây hay kích nâng tầng
+ Thiết kế chi tiết.
+ Thiêt kế tổng thể
+ Các biện pháp an toàn
c, Các yếu tố khác
- Trách nhiệm của chủ đầu tư, của chủ thầu (NĐBH): Trách nhiệm của chủ đầu tư và chủ thầu cũng góp phần không nhỏ vào việc giảm thiểu rủi ro. Một chủ đầu tư (chủ thầu) cẩn trọng sẽ rất khắt khe trong an toàn công trường.
- Các công trình xung quanh công trường: các công trình này có thể gây ảnh hưởng một cách gián tiếp đến rủi ro của công trường.
2.Tác dụng của bảo hiểm xây dựng
Bảo hiểm xây dựng là một bộ phận của bảo hiểm kĩ thuật, so với các loại hình bảo hiểm khác như: BH hàng hải, bảo hiểm cháy thì nó ra đời chậm hơn. Có thể nói rằng bảo hiểm kĩ thuật ra đời cùng với sự xuất hiện của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là động lực thúc đẩy lớn mạnh không ngừng của lĩnh vực bảo hiểm này.
Bảo hiểm xây dựng được tiến hành rộng rãi trên toàn thế giới. Có nhiều loại đơn bảo hiểm xây dựng khác nhau nên cũng có nhiều tên gọi khác nhau về bảo hiểm xây dựng:
- CAR(Contractors’all rísks policy) đơn bảo hiểm mọi rủi ro chủ thầu. Loại đơn này được sử dụng rông rãi nhất, hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng đơn này. Mẫu đơn do công ty MUNICH RE đưa ra, hiện nay tổng công ty bảo hiểm VIÊT NAM cũng đang dùng đơn này.
- CI(contractors’ insurance) bảo hiểm cho chủ thầu
- COC(Cost of contractors) bảo hiểm chi phí của chủ thầu
- BR ( builders’ risk) bảo hiểm rủi ro cho người xây dựng
- CER(civil engineering risks) bảo hiểm rủi ro trong xây dựng dân dụng.
Tuy tên gọi khác nhau, nhưng nội dung chủ yếu của các đơn bảo hiểm trên đều tương tự nhau. Sự khác nhau chủ yếu là các điểm loại trừ do từng nước áp dụng khác nhau và phụ thuộc vào luật của từng nước.
Trong công tác xây dựng, có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra cho công trình. Khi lập dự toán một công trình, người ta không thể dự tính được giá trị tổn thất có thể xảy ra đối với công trình trong thời gian xây dựng. Cũng có thể qua kinh nghiệm lâu năm và qua số liệu thống kê của các năm trước, chủ thầu có thể dự đoán được phần nào các rủi ro đó vì rủi ro luôn là yếu tố bất ngờ. Và họ có thể tự mình khắc phục các tổn thất đó hay không vì dự trữ một khoản tiền khá lớn cho phần này sẽ gây nên việc ứng đọng vốn, không có hiệu quả kinh tế.
Ngược lại, với qui luật số đông, với quĩ bảo hiểm lớn hình thành từ số phí thu được của nhiều người có khả năng gặp cùng một rủi ro, sẽ nhờ đó cũng nâng cao được hiệu quả đồng vốn, người bảo hiểm có khả năng bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất do thiên tai và tai nạn bất ngờ gây ra. Nhờ có bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ cần chi ra một số tiền nhỏ để đóng phí bảo hiểm nhưng vẫn bảo đảm ổn định được sản xuất-kinh doanh. Phí bảo hiểm cũng được người bảo hiểm tinh toán chính xác và với số tiền rất nhỏ so với giá trị của công trình này, người được bảo hiểm có thể dễ dàng đưa vào giá trị của công trình. Như vậy, có thể nói bảo hiểm xây dựng đã góp phần vào việc tăng hiệu quả kinh tế của đồng vốn và giảm giá thành của công trình xây dựng.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các chủ đầu tư hay các nhà tài chính bỏ vốn cho vay hay các ngân hàng đều coi việc có một hợp đồng bảo hiểm xây dựng trước khi xây dựng một công trình là điều kiện tiên quyết để bỏ vốn đầu tư cho công trình xây dựng đó. Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng vậy, trước khi bỏ vốn vào đầu tư, nhà đầu tư bao giờ cũng quan tâm đến vấn đề bảo hiểm và họ chỉ đầu tư khi số tiền vốn đó được bảo hiểm. Điều này cũng dễ giải thích vì tiền vốn bỏ ra ở đây là tiền của tư nhân, nếu có rủi ro mất mát thì chính bản thân nhà đầu tư phải gánh chịu và sẽ chẳng có nhà nước nào đứng ra đền bù cho họ khoản đó. Chính vì vậy họ phải tự lo cho mình trước bằng việc bảo hiểm để đảm bảo cho đồng tiền của họ.
Bảo hiểm xây dựng bắt đầu triển khai ở Việt Nam từ năm 1995 và hơn 10 năm qua nó đã thực sự thể hiện được tầm quan trọng của mình
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 164
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 781
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16