Tìm tài liệu

Xay dung cac tieu chi danh gia chat luong giang day cua giao vien THCS ap dung thi diem tai thi xa Phuc Yen tinh Vinh Phuc

Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Upload bởi: tlcrongvang

Mã tài liệu: 296395

Số trang: 103

Định dạng: zip

Dung lượng file: 4,095 Kb

Chuyên mục: Xã hội học

Info

MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài

II. Mục đích nghiên cứu

III. Câu hỏi nghiên cứu

IV. Phương pháp nghiên cứu

V. Đối tượng nghiên cứu

VI. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

VII. Thời gian nghiên cứu

VIII. Cấu trúc của luận văn

Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Các quan niệm về chất lượng giáo dục

1.2. Đánh giá chất lượng giá giảng dạy

1.3. Đề xuất các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy cho giáo viên

THCS

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung các tiêu chí và xây dựng các chỉ số cho mỗi tiêu chí

2.2. Phương pháp thu thập thông tin về đánh giá chất lượng giảng dạy

2.3. Qui trình thu thập số liệu

Chương 3: KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ

3.1. Số liệu tiến hành điều tra

3.2. Kết quả số lượng giáo viên điều tra sau khi xử lý thô

3.3. Phân tích số liệu điều tra

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Bối cảnh chung của giáo dục Việt Nam

Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục phổ thông nói

riêng ngày càng được nhiều nhà giáo dục, quản lý, nghiên cứu và xã hội quan

tâm. Trên các diễn đàn chính trị, trong các hội thảo khoa học, trên các phương

tiện thông tin đại chúng có không ít những cuộc tranh luận về chất lượng giáo

dục hiện nay ở nước ta, nhiều người đã cố gắng đưa ra những lý giải, đề xuất

những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.

Đảng, Nhà nước và Ngành GD-ĐT, bằng những chủ trương và biện

pháp cụ thể, đang phấn đấu cho một nền giáo dục có chất lượng tốt nhằm đạt

được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

Trong các văn bản ký kết với các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã cam kết phấn

đấu từng bước phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.

Bên cạnh những chủ trương và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng

giáo dục, đổi mới quản lý chất lượng giáo dục là một giải pháp được đặc biệt

quan tâm. Chất lượng giáo dục trung học phổ thông, giữa các cấp học và bậc

học khác, luôn giữ vị trí hết sức quan trọng vì chất lượng giáo dục trung học

phổ thông sẽ quyết định chất lượng sinh viên vào học đại học, cao đẳng, giáo

dục chuyên nghiệp và chất lượng của lực lượng lao động có trình độ sau trung

học phổ thông. Mặt khác, chất lượng giáo dục trung học phổ thông là một

trong những yếu tố quan trọng để nâng cao kỹ năng sống cho thế hệ trẻ bước

vào đời. Điều đó cũng sẽ giúp cho Việt Nam nhanh chóng hội nhập quốc tế và

khu vực, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh với các nước khác trong

khu vực và trên thế giới.

Từ năm 2001, sau khi "Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010"

được ban hành, nhiệm vụ “xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định chất

lượng ở mọi cấp học, bậc học và hình thức đào tạo” trở nên rất cấp bách. Đây

là văn bản qui phạm pháp luật đầu tiên đưa ra khái niệm kiểm định chất lượng

ở mọi cấp học, bậc học. Tuy còn có những ý kiến khác nhau, nhưng đã được

định hình nội hàm của nó bằng văn bản số 4778/QĐ-BGD-ĐT-TCCB của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 08 tháng 9 năm 2003 về việc quy định

chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng.

Theo văn bản này, kiểm định chất lượng giáo dục của các cấp học, bậc học và

trình độ đào tạo bao gồm:

- Đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và

giáo dục trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên;

- Đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trung học

chuyên nghiệp; giáo dục đại học và sau đại học;

- Công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu

chuẩn chất lượng.

Ở nhiều nước trên thế giới, đánh giá chất lượng giáo dục là hoạt động

đồng hành với công tác dạy và học ở các cơ sở giáo dục. Đánh giá chất lượng

được sử dụng vào các mục đích: giám sát quá trình dạy và học, dự đoán các

kết quả đào tạo hay nhằm cải tiến chất lượng giáo dục.

Đánh giá chất lượng giáo dục có nhiều nội dung khác nhau, trong đó

có đánh giá chất lượng sản phẩm giáo dục. Sản phẩm giáo dục ở đây là các

phẩm chất có được của học sinh như đạo đức, kiến thức, kỹ năng, thể lực,

thẩm mỹ v.v. Các hoạt động đánh giá của nhiều nước thường tập trung vào

đánh giá kiến thức, kỹ năng và tư cách đạo đức của học sinh, thông thường ở

cuối cấp trong phạm vi cả nước hoặc tiểu bang theo các chuẩn mực qui định.

Các hoạt động đánh giá này rất phổ biến ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Australia.

Nhiều nước còn tiến hành đánh giá chất lượng học sinh ở các lớp giữa các cấp

học để giám sát chất lượng dạy và học và nhằm đưa ra những biện pháp can

thiệp kịp thời (Ví dụ: Bang New South Wales, Australia, Mỹ v.v).

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng sản phẩm giáo dục chịu

ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố chất lượng nhà trường như chất

lượng của đội ngũ giáo viên; các hoạt động giáo dục diễn ra trong lớp học, và

môi trường chung lành mạnh trong nhà trường. Yếu tố chất lượng nhà trường

thường được gọi là yếu tố đảm bảo chất lượng.

Đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên được sử dụng khá phổ biến ở

nhiều nước. Khác với hệ thống thanh tra có thể tiến hành đánh giá từng giáo

viên thông qua năng lực giảng dạy của họ, đánh giá chất lượng giáo viên

nhằm tập trung mô tả thực trạng chung của toàn bộ đội ngũ giáo viên của nhà

trường, của hệ thống, qua đó cung cấp các thông tin để cấp có thẩm quyền

đưa ra các biện pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng nhà trường được nâng cao

khi đội ngũ giáo viên của nhà trường có kỹ năng chuyên môn cao, được giảng

dạy trong lĩnh vực họ được đào tạo, có kinh nghiệm, nhiệt tình, và định kỳ

được nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

Chất lượng của các hoạt động trong lớp học được cấu thành từ chất

lượng của chương trình, phương pháp giảng dạy, tư liệu học tập và thiết bị,

kiểm tra và đánh giá trong lớp học và kể cả thái độ học tập của học sinh. Học

sinh sẽ tiếp thu được tốt hơn khi chương trình được thiết kế một cách khoa

học và phù hợp với người học. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những học

sinh lớp dưới thường học tốt hơn trong các lớp học không quá đông học sinh.

Các yếu tố đặc trưng cho mỗi trường phổ thông thường được thể hiện

qua sự lãnh đạo của hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường, mục tiêu của

đặc trưng của nhà trường không có tác động trực tiếp đến học sinh nhưng nó

có những ảnh hưởng gián tiếp một cách đáng kể đến người học thông qua

giáo viên và lớp học.

2. Vấn đề đặt ra về chất lượng giảng dạy của giáo viên phổ thông hiện

nay ở Việt Nam.

Dạy học được xác định như một nỗ lực để giúp một người nào đó có

được hoặc thay đổi một kỹ năng, kiến thức và các ý tưởng. Giáo dục được

dùng với ngụ ý cung cấp cho người học những cơ hội để người học có thể

phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng của kiến thức, sự hiểu biết cũng như

niềm tin vào các giá trị. Nói cách khác, nhiệm vụ của người giáo viên là tạo ra

hoặc gây ảnh hưởng để có thể dẫn tới một sự thay đổi về hành vi mong muốn.

2.1. Vai trò của người giáo viên

Người giáo viên cần có hiểu biết sâu sắc về mục tiêu giáo dục và bối

cảnh xã hội giáo dục, về nội dung kiến thức, về phương pháp sư phạm, về học

sinh và đặc điểm tâm lý học sinh, có trí tưởng tượng và óc sáng tạo để làm

cho bài giảng sống động và hấp dẫn đối với học sinh. Bên cạnh đó, các nỗ lực

của giáo viên coi mình là một thành viên của lớp học giúp học sinh hình

thành những kỉ niệm tốt đẹp về lớp học.

Ở ngoài lớp học, người giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng. Các

cuộc gặp gỡ và trò chuyện ngoài lề, ở nhà ăn hoặc sân chơi thể thao giúp giáo

viên có thêm thông tin về tính cách của học sinh. Ở một chừng mực nào đó,

bài giảng trên lớp của giáo viên phản ánh đúng nội tâm của người đó. Có thể

học sinh sẽ quên nội dung của bài giảng, nhưng chúng vẫn còn nhớ những cái

tốt cũng như những cái chưa tốt của giáo viên như tính nhân hậu, quan tâm

chăm sóc hay thờ ơ lãnh đạm, không trách nhiệm trong công việc.

2.2. Các thách thức đặt ra với người giáo viên.

Trong thời kỳ hiện nay, những xu hướng đổi mới giáo dục đã quyết

định tới sự đổi thay chức năng của người giáo viên :

- Xu hướng đảm nhiệm nhiều chức năng hơn trong quá trình dạy học,

đảm nhiệm trách nhiệm cao hơn trong việc xác định và lựa chọn, thiết kế nội

dung dạy học;

- Xu hướng chuyển từ nhiệm vụ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang

việc coi trọng hơn tổ chức việc học của học sinh, sử dụng tối đa các nguồn

lực học tập ở địa phương;

- Xu hướng cá biệt hoá việc học tập của học sinh, thay đổi cấu trúc của

mối quan hệ giáo viên - học sinh;

- Xu hướng sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến các phương tiện kỹ

thuật, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy học;

- Xu hướng tăng cường sự hợp tác trên nhiều mặt với các giáo viên

khác trong trường, thay đổi mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau.

- Xu hướng tăng cường sự hợp tác trên nhiều mặt với các giáo viên

khác trong trường, thay đổi mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau.

- Xu hướng tăng cường và thay đổi mối quan hệ cùng cách làm việc

với cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội, tích cực tham gia vào đời sống của

cộng đồng nơi trường đóng;

- Xu hướng không chỉ giới hạn ở hoạt động dạy học và giáo dục mà

mở rộng phạm vi các hoạt động trong nhà trường;

- Xu hướng thừa nhận sự giảm sút của uy tín truyền thống người giáo

viên đối với học sinh, xây dựng một dạng uy tín khác;

Chính vì những lí do trên mà việc đánh giá thực trạng về chất lượng

giảng dạy của đội ngũ giáo viên các trường phổ thông nói chung và các

trường THCS nói riêng nhằm phát triển tiệm cận với xu thế phát triển của các

nước trong khu vực và trên thế giới là một trong những vấn đề mang tính cấp

bách trong giáo dục.

Đối với tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, chất lượng đội ngũ giáo viên phổ

thông mà cụ thể hơn là đội ngũ giáo viên THCS còn có nhiều huyện, thị chưa

đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng như năng lực giảng dạy. Chính vì

vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc” để góp phần vào việc triển khai đánh giá chất lượng giảng dạy

của giáo viên THCS các trường trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với mong muốn

phát huy những điểm mạnh, hạn chế, khắc phúc những tồn tại, tạo tiền đề cho

giáo dục Vĩnh phúc phát triển mang tính bền vững.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh

giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS và tiến hành đánh giá thử

nghiệm để làm cơ sở cho việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, đồng

thời tạo cở sở để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy giáo

viên THPT.

Tiền đề nghiên cứu thứ nhất: Chất lượng giảng dạy ở trường THCS có

thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố liên quan đến chất lượng đội ngũ giáo

viên như số lượng, cơ cấu, trình độ, kiến thức, kỹ năng và phương pháp sư

phạm, sự tâm huyết với nghề giáo.

Chất lượng giảng dạy đồng thời còn chịu ảnh hưởng của một số yếu

tố như học sinh, chương trình, các dịch vụ hành chính và hệ thống quản lý

chất lượng v.v cho nên chất lượng đội ngũ giáo viên chỉ giải thích được một

phần chất lượng giảng dạy ở trường THCS.

Tiền đề nghiên cứu thứ hai: Chất lượng đội ngũ giáo viên có thể được

đo lường bằng một loạt các chỉ số và cấu trúc. Đo lường chất lượng đội ngũ

giáo viên có thể được thực hiện thông qua các chỉ số như số lượng, cơ cấu,

trình độ, kiến thức, kỹ năng và phương pháp sư phạm, sự tâm huyết với nghề

giáo của giáo viên và thông qua các chỉ số về chất lượng giảng dạy như mức

độ hài lòng của học sinh trong quá trình học tập, uy tín đối với đồng nghiệp

và mức độ tín nhiệm của lãnh đạo chuyên môn trực tiếp, tỉ lệ kết quả học tập

của học sinh.

III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ

giáo viên THCS giúp cho các giáo viên có một mức chuẩn để phấn đấu nhằm

nâng cao chất lượng giảng dạy của chính từng giáo viên trong các trường THCS.

Câu hỏi nghiên cứu: Chất lượng giảng dạy của của đội ngũ giáo viên

THCS có thể đánh giá bằng những tiêu chí nào? Chất lượng giảng dạy của đội

ngũ giáo viên ở các trường trong thị xã Phúc Yên hiện nay như thế nào? có

khác biệt lớn không? Những giải pháp nào có thể nâng chất lượng giảng dạy

của đội ngũ giáo viên của các trường trong thị xã Phúc Yên?

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Trên cơ sở các tài liệu, các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong

nước có liên quan đến đề tài, tiến hành phân tích, tổng hợp và khái quát hoá

(Nghiên cứu hồ sơ văn bản). Đồng thời, từ những kết quả khảo sát sẽ tiến

hành nghiên cứu định tính và định lượng để đưa ra những kết luận, kiến nghị

và giải pháp.

2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trong khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ, văn bản và thu thập số liệu sẽ

kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp chuyên gia, phương

pháp phỏng vấn, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp quan sát,

phương pháp khảo sát điều tra.

3. Các công cụ sau được sử dụng để nghiên cứu

- Bảng hỏi để thu thập thông tin, dữ liệu;

- Bộ phiếu bán cấu trúc để phỏng vấn, quan sát;

- Các phần mềm chuyên dụng để xử lý số liệu: QUEST, SPSS .

V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Bộ tiêu chí đánh giá chất lưọng giảng dạy của giáo viên THCS.

VI. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí

đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS thí điểm trên địa bàn thị

xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

VII.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian triển khai nghiên cứu: dự kiến sẽ nghiên cứu trong 10 tháng

từ tháng 10/2007 đến 8/2008.

IX. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1. Phần mở đầu

2. Chương I : Tổng quan và cơ sở lí luận

3. Chương II : Phương pháp nghiên cứu

4. Chương III : Kết quả khảo sát đánh giá

5. Kết luận, kiến nghị và giải pháp

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Vai trò của người mẹ trong giáo dục con cái ...

Upload: tapdoan6789

📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 571
Lượt tải: 16

Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy đại ...

Upload: bacdai20

📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 766
Lượt tải: 17

Vận dụng phương pháp điều tra xã hội học ...

Upload: thangle258

📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 613
Lượt tải: 17

Vận dụng phương pháp điều tra xã hội học ...

Upload: unnamed78vn

📎
👁 Lượt xem: 657
Lượt tải: 17

Phản ứng của sinh viên trường Đại học Khoa ...

Upload: htdaihocvinh073

📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 708
Lượt tải: 16

Nghề làm gốm, sành ở xã Hương Canh (Vĩnh ...

Upload: thiennkh

📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 1192
Lượt tải: 16

Đánh giá việc thực hiện Luật Phòng chống bạo ...

Upload: vic27iir

📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 546
Lượt tải: 16

Phản ứng của sinh viên trường DH KHXH NV đối ...

Upload: dthiepcms

📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 594
Lượt tải: 16

Phản ứng của sinh viên trường ĐH KHXH NV đối ...

Upload: minhhoang

📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 577
Lượt tải: 16

Phản ứng của sinh viên trường ĐH KHXH NV đối ...

Upload: trangiaan

📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 431
Lượt tải: 16

Nhân tố chủ quan với việc thực hiện công ...

Upload: evilattack99

📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 605
Lượt tải: 16

Công tác xã hội tại Trường THCS Đoàn Thị ...

Upload: wheredo_i_begin

📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 460
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng ...

Upload: tlcrongvang

📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 477
Lượt tải: 16

Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp ...

Upload: anhchimong_emdcvui

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 551
Lượt tải: 16

Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty Cơ ...

Upload: cuong_dl

📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 656
Lượt tải: 17

CHUYÊN MỤC

Khoa học xã hội Xã hội học
Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Câu hỏi nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu V. Đối tượng nghiên cứu VI. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu VII. Thời gian nghiên cứu VIII. Cấu trúc của luận văn Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ zip Đăng bởi
5 stars - 296395 reviews
Thông tin tài liệu 103 trang Đăng bởi: tlcrongvang - 28/06/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 28/06/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc