Mã tài liệu: 211998
Số trang: 91
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 916 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự xuất hiện của nhiều thứ văn hóa phẩm không lành mạnh có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ ở lứa tuổi vị thành niên (VTN). Theo số liệu cuộc tổng điều tra dân số năm 1999 ở nước ta VTN chiếm 22.7% dân số và hiện nay VTN có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai và nhiễm HIV/AIDS, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ngày càng tăng, đặc biệt là các thành phố lớn .
Tuổi dậy thì là một giai đoạn phát triển quan trọng của một con người, nó xuất hiện với những biểu hiện thay đổi rất đặc trưng về mặt tâm sinh lý. Đó là giai đoạn từ tuổi thơ đang dần trở thành người lớn với sự trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn rất sâu sắc. Trong thời kỳ này trẻ bắt đầu có những băn khoăn, suy nghĩ về sự biến đổi của cơ thể, những khác biệt giới tính giữa nam và nữ, và với những nhu cầu về tình bạn, tình yêu, tình dục Tuổi dậy thì ở mỗi nền văn hóa có những đặc điểm riêng nhưng nói chung đều bộc lộ sự thay đổi về nhân cách và tâm lý, trẻ VTN luôn muốn thử sức, luôn muốn tự khẳng định, thích mạo hiểm nhưng khi gặp khó khăn, đau buồn hay thất bại lại chưa đủ bản lĩnh để lí giải, chống chọi và vượt qua. Chính trong thời điểm này nhu cầu được giáo dục giới tính (GDGT) ở trẻ vị thành niên là rất cao đặc biệt là giai đoạn đầu của tuổi dậy thì - giai đoạn trẻ rất cần được sự giúp đỡ, giáo dục để hình thành nhân cách xã hội và phát triển định hướng giáo dục giới tính nhằm xây dựng mối quan hệ lành mạnh và có trách nhiệm với bạn bè, gia đình, biết tôn trọng bản thân và bạn khác giới.
Nhà giáo dục học Makarenco đã từng khẳng định “GDGT chỉ là một khía cạnh của giáo dục toàn diện và không thể tách rời ra được, như một cánh tay dính liền với cơ thể. Muốn cho cánh tay khỏe mạnh thì phải làm cho toàn bộ cơ thể khỏe mạnh và ngược lại nếu có cơ thể khỏe mạnh về mọi mặt chỉ có cánh tay GDGT là bị bỏ bê và nhức nhối thì người đó không thể thưởng thức sự lành mạnh của phần cơ thể còn lại" . Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc GDGT cho trẻ VTN và không thể xem GDGT như là một điều mới lạ trẻ phải học ở trường khi tới tuổi dậy thì.
Tuổi vị thành niên nói chung, học sinh phổ thông trung học nói riêng rất cần có nhận thức đúng đắn về giới tính, tình yêu, cần được trang bị kiến thức về giới tính và tình dục cũng như các biện pháp tránh thai. Ở Việt Nam hiện nay, theo chương trình giáo dục mà Bộ Giáo Dục Đào Tạo quy định thì giáo dục giới tính đã được đưa vào giảng dạy lồng ghép từ cấp THCS. Vậy thực trạng nhận thức của các em học sinh THPT về GDGT hiện nay ra sao? Tình trạng dạy và học GDGT như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn tới nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT? .Với tất cả những lí do trên tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về Giáo dục giới tính
(nghiên cứu trường hợp trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên)
2. Ý nghĩa khoa học - ý nghĩa thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học.
Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học như: Lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết nhu cầu, lý thuyết vai trò.
Kết quả nghiên cứu giúp tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về GDGT đồng thời cũng làm rõ vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GDGT cho học sinh THPT.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn.
về vấn đề GDGT cũng như nhu cầu được GDGT. Nhận thức được điều đó sẽ giúp các em trang bị kiến thức đầy đủ về GDGT, giải quyết được những băn khoăn, thắc mắc cũng như những sai lầm trong giai đoạn tuổi dậy thì.
Kết quả nghiên cứu còn giúp gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội hiểu rõ vai trò quan trọng của mình trong việc GDGT cho học sinh THPT.
Giúp các nhà quản lý, nhà khoa học tham khảo, đưa ra những biện pháp cũng như phương án giúp học sinh THPT có kiến thức toàn diện hơn về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT cũng như các yếu tố tác động đến nhận thức này. Qua đó đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng GDGT cho trẻ em vị thành niên.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
ã Thực trạng nhận thức của học sinh THPT về GDGT
ã Phân tích một số yếu tố tác động đến nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT
ã Đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp về vấn đề nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức của học sinh THPT về vấn đề này.
4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về Giáo dục giới tính.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Học sinh trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên
4.3 Phạm vi nghiên cứu
ã Phạm vi khảo sát
Trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên
ã Thời gian khảo sát
Từ ngày 3 đến 7 tháng 5 năm 2007
4.4 Mẫu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên số liệu thu thập được từ 150 bảng hỏi cho học sinh lớp 10, 11, 12 trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên với cơ cấu mẫu như sau:
ã Số lượng mẫu: 150 phiếu
ã Cơ cấu giới tính: Nam : 45.3%
Nữ: 54.7%
ã Cơ cấu năm học: Lớp 10: 34%
Lớp 11: 34%
Lớp 12: 32%
ã Cơ cấu học lực: Yếu: 1.33%
Trung bình: 19.33%
Khá: 68%
Giỏi: 11.33%
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
* Chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện với tính cách là phương pháp luận khoa học để nhận thức và giải thích các hiện tượng và các quá trình của đời sống xã hội trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau có tính quy luật giữa chúng, đi tìm nguồn gốc của các quá trình xã hội ở trong những mâu thuẫn biện chứng khách quan nội tại của chúng.
Do vậy khi nghiên cứu thực trạng về nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT cũng phải xem xét trên nhiều khía cạnh, đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Ở đây, với mong muốn tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT cần phải xem xét quá trình tiếp nhận những kiến thức về GDGT ở nhà trường, gia đình và xã hội ra sao, quá trình có tác động như thế nào đến nhận thức của học sinh về vấn đề giới tính.
* Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng chỉ ra rằng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. ở trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, có những lí luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quy định.
Vì vậy, khi giải thích các hiện tượng xã hội và những biến đổi của nó, chủ nghĩa duy vật lịch sử xuất phát từ những điều kiện hiện thực của sự hoạt động của con người trong thời đại cụ thể
Khi nghiên cứu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vấn đề giáo dục giới tính cần đặt vấn đề nghiên cứu trong sự phát triển biến đổi của đất nước về mặt kinh tế, xã hội, văn hoá để có thể hiểu được những khía cạnh khác nhau tác động đến quá trình tiếp thu kiến thức GDGT của học sinh cũng như những biến đổi trong vai trò giáo dục nhận thức cho học sinh của nhà trường.
Những nguyên tắc và quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin đóng vai trò nền tảng và là cơ sở phương pháp luận của toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài.
5.2 Phương pháp thu thập thông tin cụ thể
ã Phương pháp phân tích tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu có thu thập, phân tích và tham khảo tài liệu, các công trình nghiên cứu và báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài nhằm làm rõ cơ sở lý luận và tổng quan của đề tài, góp phần bổ sung cho những nhận định của mình.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng, phân tích các báo cáo về địa bàn nghiên cứu.
ã Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát qua bảng hỏi với kích thước mẫu là 150, nghiên cứu được tiến hành đối với học sinh lớp 10, lớp 11, lớp 12 trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên. Cách chọn mẫu là ngẫu nhiên thuận tiện. Mỗi khối chọn đại diện 3 lớp.
Đề tài sử dụng các thông tin định lượng thu được từ bảng hỏi dưới dạng thông tin đã xử lý bằng chương trình SPSS 13.0
ã Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được thực hiện để thu thập những thông tin định tính, nhằm làm phong phú thêm cho những thông tin định lượng. Đặc biệt phương pháp này tập trung chủ yếu vào những ý kiến của các em học sinh về vai trò của nhà trường, gia đình, các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc giáo dục giới tính. Qua đây đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu của mình. Phỏng vấn sâu được tiến hành với số lượng là 5 mẫu trong đó có 4 đối tượng là học sinh và 1 đối tượng là giáo viên trường THPT Ngô Quyền với các đặc điểm khác nhau về giới tính, khối học.
6. Giả thuyết nghiên cứu
ã Học sinh trường THPT Ngô Quyền đã có những hiểu biết về vấn đề GDGT nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu những kiến thức chung về lĩnh vực giới tính.
ã Gia đình, nhà trường, nhóm bạn bè có vai trò quan trọng trong việc GDGT cho học sinh THPT. Tuy vậy, vẫn còn có những lĩnh vực bị bỏ ngỏ như: quan hệ với bạn khác giới, vấn đề tình dục và quan hệ tình dục Học sinh thường tìm đến các phương tiện truyền thông đại chúng để lấp đầy những kiến thức còn thiếu hụt
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 742
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 1381
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 1731
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 191
👁 Lượt xem: 858
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 1109
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 1007
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 710
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 722
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 3795
⬇ Lượt tải: 45