Mã tài liệu: 215538
Số trang: 7
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 62 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
1. Tình hình cung lao động ở nông thôn nước ta
Ở Việt Nam, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn, tính đến ngày 1/7/2002, dân số cả nước là 79,93 triệu người, thì dân số nông thôn là 60,05 triệu người (75,13%). Số người trong độ tuổi lao động là 35,44 triệu, khoảng 59% dân số, trong đó 30,9 triệu người tham gia vào lực lượng lao động (LLLĐ). Tốc độ tăng dân số bình quân hơn 10 năm qua là 1,7%, mức tăng trung bình của số người trong độ tuổi lao động là 2,6% năm.(1)
Khu vực nông thôn đang tập trung một số lượng lớn lực lượng lao động của cả nước và với tốc độ tăng khoảng hơn 2,5% năm. Nhưng thời gian trung bình chưa sử dụng của cả nước có xu hướng giảm xuống, nếu năm 1998 là 29,12% thì năm 2002 còn 24,46. Với LLLĐ ở nông thôn năm 2002 là 30,98 triệu người và thời gian chưa sử dụng trung bình cả nước là 24,46 %, nếu quy đổi thì sẽ tương đương đương khoảng 7,5 triệu người không có việc làm.
2. Xem xét cầu lao động ở nông thôn nước ta
Trong những năm gần đây, ở khu vực nông thôn, cầu lao động tăng chậm làm cho tình hình cung cầu trên thị trường lao động mất cấn đối lớn.
Về cơ cấu ngành kinh tế, năm 2002 trong tổng số gần 31 triệu người tham gia LLLĐ ở nông thôn, có tới 75% làm việc trong Nông-Lâm-Thuỷ sản, chỉ 15% làm việc trong công nghiệp và dịch vụ. Trong những người thiếu việc làm ở nông thôn, có tới 80% tập trung trong nông nghiệp.
Theo lý thuyết thì tăng trưởng kinh tế sẽ thu hút thêm lao động giải quyết việc làm. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân của nông nghiệp lớn là 5,4%, nhưng hệ số co dãn việc làm so với 1% tăng trưởng kinh tế của nông thôn nước ta chỉ là 0,43 trong giai đoạn 1990-2000, nghĩa là mỗi năm khu vực nông nghiệp chỉ tạo thêm được số việc làm mới bằng 2,3% LLLĐ, sự thu hút ít hơn số lượng lao động tăng thêm mỗi năm là gần 1 triệu người. Sự phát triển của nông nghiệp không thể giải quyết hết lao động tăng thêm ở nông thôn những năm qua.
Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Theo Tổng cục Địa chính, đến năm 1998, Việt Nam mới sử dụng khoảng 67.57% diện tích đất tự nhiên, bình quân đầu người là khoảng 2790 m2. Còn khoảng 10.6 triệu ha đất chưa được sử dụng (32.4%), nhưng phần lớn là đồi dốc, thiếu nước, lại bị sói mòn, thoái hoá, diện tích đất bằng có thể dùng cho trồng trọt hầu hết là đất mặn, phèn ngập úng, muốn khai thác phải có nhiều vốn. Với dân số và NNL ngày càng tăng ở nông thôn, làm cho quỹ đất của VN tính bình quân đầu người vốn đã vào loại thấp nhất thế giới lại càng ít hơn, khó khăn nhiều hơn cho việc tạo công ăn việc làm ở nông thôn. Trong thực tế, tổng diện tích đất nông nghiệp của nước ta lại dành tới 70 % để trồng lúa, nhưng hiện việc thâm canh cây lúa đã đến giới hạn trong việc thu hút thêm lao động so với các cây trổng khác, làm cho hiệu quả sử dụng không cao. Ngoài ra, hiện nay hệ số sử dụng đất bình quân cả nước là 1,4; Miền Bắc là 1,2. Hiện có 445 ngàn hộ nông dân không có đất. Rõ ràng, việc không sử dụng tốt yếu tố đất đai, cũng là một nguyên nhân thiếu việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 2693
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 4183
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 753
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 12082
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1138
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 705
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 872
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 16