Mã tài liệu: 211585
Số trang: 53
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 606 Kb
Chuyên mục: Triết học
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển tất yếu của xã hội là quá trình đi từ giai đoạn thấp đến giai đoạn cao hơn bằng những cuộc biến đổi cách mạng thay thế phương thức sản xuất cũ, lỗi thời bằng phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Nhưng không phải phương thức sản xuất cũ đi đến chỗ kết thúc là có ngay phương thức sản mới, cũng không phải phương thức sản xuất cũ bị mất đi là nảy sinh ngay phương thức sản xuất mới mà giữa chúng bao giờ cũng có một sự chuyển hoá quá độ, trong đó phương thức sản xuất cũ suy yếu dần, phương thức sản xuất mới ra đời, lớn lên, giữ địa vị thống trị. Lênin viết: “Danh từ quá độ nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảng của CNTB và CNXH không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có”[16; 248]. Như vậy, trong thời kỳ quá độ, chưa có phương thức sản xuất nào giữ địa vị thống trị tuyệt đối, mỗi phương thức sản xuất chỉ là “một mảnh”; “một bộ phận” ấy là một thành phần kinh tế, đó là đặc trưng chung của các nước đang trên con đường tiến lên CNXH.
Vận dụng những tư tưởng đó của Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới kinh tế nhất quán từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) cho đến nay là: phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có nhiều thành phần tham gia đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách kinh tế nhiều thành phần là một nội dung quan trọng, vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc.
Sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế đất nước đã có những bước phát triển mạnh, làm biến đổi mọi mặt của đời sống xã hội. Sự phát triển của các thành phần kinh tế đã và đang ngày càng góp phần tích cực vào mục tiêu chung, đưa đất nước vững bước theo con đường XHCN, trong đó phải kể đến một phần đóng góp không nhỏ của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Sự phát triển của kinh tế tư nhân là vấn đề khá nhạy cảm, đã có một thời gian dài từng tồn tại phổ biến quan điểm đối lập kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế XHCN, chủ trương cải tạo kinh tế phi XHCN, đẩy mạnh xây dựng kinh tế quốc doanh và tập thể. Tuy nhiên, thực tiễn đổi mới và quản lý kinh tế cho thấy những mặt hạn chế của các doanh nghiệp nhà nước và tập thể trong khi kinh tế tư nhân tiếp tục có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế.
Trước thực trạng đó, Ban chấp hành TW Đảng (khoá IX) ra nghị quyết số 5, nêu rõ: “Quan điểm của Đảng trên một số vấn đề về phát triển kinh tế tư nhân chưa được làm rõ để tạo sự thống nhất cao”. Do đó việc nghiên cứu, lý giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế tư nhân theo con đường XHCN là một đòi hỏi khách quan và cần thiết.
Với yêu cầu đó, trong phạm vi một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi chọn “Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Kinh tế tư nhân là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến. Hiện nay có rất nhiều các bài báo, các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về những vấn đề xung quanh kinh tế tư nhân, đã thể hiện những ý kiến rất khác nhau.
- Đánh giá về sự phát triển của kinh tế tư nhân đã có các bài viết:
Nguyễn Huy Oánh: Phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Luật gia Ngô Ngọc Bửu: Khu vực kinh tế tư nhân và những thuận lợi khó khăn trong việc quản lý và phát triển.
Hồ Văn Vĩnh: Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Các tác giả trên đã đưa ra tình hình phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta những năm gần đây nhưng phần nhiều mới chỉ là đưa ra những con số thống kê về sự tăng trưởng của kinh tế tư nhân chứ chưa có nhận xét khái quát về thực trạng kinh tế tư nhân trong cơ cấu các ngành, các thành phần kinh tế, các tác giả nêu hết được vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
- Xu hướng vận động của kinh tế tư nhân cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm:
Vũ Đình Hồ Chí Minhh: Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Nguyễn Đình Kháng: Kinh tế tư nhân và xu hướng phát triển của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Trong các bài viết, các tác giả đã nêu một số xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân Việt Nam trong những năm tới, tuy nhiên các bài viết chưa nêu được những yếu tố chi phối đến sự vận động và phát triển của kinh tế tư nhân.
- Để đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế tư nhân, một số tác giả đã đưa ra ý kiến:
TS Hoàng Thịnh Lâm: Các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
TS Võ Phước – Th.S Đỗ Hồng Hiệp: Kinh tế tư nhân thực trạng và giải pháp.
Những giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu nhiều nhất của các nhà khoa học. Những giải pháp đó chủ yếu đưa ra những chính sách nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân, chưa đưa ra những biện pháp hỗ trợ về vật chất, kỹ thuật . cho kinh tế tư nhân phát triển.
Như vậy, qua các công trình nghiên cứu, các bài báo cáo . các tác giả đã phần nào khái quát được thực trạng phát triển, xu hướng biến động và đặc biệt đã thấy được vai trò quan trọng của việc phát triển kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở những khía cạnh riêng biệt chứ chưa có cái nhìn bao quát về sự phát triển chung của kinh tế tư nhân, và phần nhiều các tác giả đều nhìn nhận kinh tế tư nhân dưới góc độ kinh tế học. Các tác giả cũng chưa thực sự làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác. Khi xem xét vai trò của kinh tế tư nhân, các tác giả đều đánh giá những đóng góp của nó cho sự phát triển kinh tế nói chung chứ chưa đề cập đến những đóng góp đó dưới góc độ triết học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của dề tài: Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH để xem xét thực trạng và xu hướng vận động của thành phần kinh tế tư nhân hiện nay. Qua đó, đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm điều chỉnh và phát huy hơn nữa vai trò của thành phần kinh tế tư nhân cho mục tiêu xây dựng đất nước theo định hướng XHCN.
Để đạt được mục đích nêu trên, cần giải quyết một số nhiệm vụ:
- Tìm hiểu quan niệm của Đảng về thành phần kinh tế tư nhân, đồng thời chỉ ra cơ sở lý luận và thực tiễn quan niệm của Đảng.
- Làm rõ thực trạng thành phần kinh tế tư nhân, vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội .
- Nêu một số phương án, giải pháp điều chỉnh và phát huy hơn nữa vai trò của thành phần kinh tế tư nhân .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng phát triển, những đóng góp và hạn chế của thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng phát triển của thành phần kinh tế tư nhân, vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm 90 cho đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các đường lối, chính sách của Đảng ta về các thành phần kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp so sánh . được sử dụng khi nghiên cứu đề tài này.
6. Ý nghĩa của khoá luận
Từ việc lý luận làm rõ thực trạng và đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh
phát triển kinh tế tư nhân, khoá luận có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và những ai quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế tư nhân.
7. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 2 chương, 5 tiết
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16