Tìm tài liệu

Vai tro cua nhan to lanh dao quan ly trong qua trinh xay dung phat trien nen kinh te thi truong dinh huong xa hoi chu nghia o viet nam

Info

[FONT="]

[FONT="]Phát triển xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu, lợi ích ngày càng cao, càng phong phú của các chủ thể xã hội, xét đến cùng, là mục tiêu cơ bản của toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người. Vậy, vai trò của nhân tố lãnh đạo, quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải được lý giải như thế nào và cách thức để tạo lập sự phát triển bền vững ở nước ta từ góc độ này là gì? Đó là những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng mà bài viết này tiếp cận và kiến giải. [FONT="]

[FONT="]1. Phát triển xã hội và vai trò của nhân tố lãnh đạo, quản lý[FONT="]

[FONT="]Ngày nay, có đủ cơ sở khoa học để khẳng định rằng, quá trình vận động và phát triển của xã hội loài người diễn ra một cách khách quan dưới tác động của một hệ thống các quy luật phổ biến. Nguồn gốc của sự vận động và phát triển của thế giới trước hết là do sự khác biệt tạo nên những mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng; động lực thúc đẩy sự phát triển là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Nếu không có đấu tranh giữa các mặt đối lập, tức là không có sự xuất hiện và giải quyết mâu thuẫn thì không thể có sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới . Và, cũng với cách quan sát đó, hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng, xã hội loài người là một bộ phận của thế giới vật chất được “tách” ra từ thế giới ấy trong những điều kiện đặc biệt. Đó là nấc thang phát triển cao nhất của hệ thống sống (hữu cơ). Vì thế, như tất cả mọi sự vật của thế giới vật chất, xã hội loài người cũng trải qua một quá trình, một lịch sử tiến hoá lâu dài. [FONT="]

[FONT="]Từ khi xuất hiện đến nay, lịch sử vận động, biến đổi của nhân loại chẳng qua chỉ là kết quả của những hành động của con người (cá nhân và cộng đồng) đang theo đuổi mục đích (thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần) của mình. Vì thế, hoàn toàn đúng khi nói rằng, con người là nhân vật trung tâm hay chủ thể của mọi sự kiện lịch sử, mọi tiến trình phát triển xã hội.(*) [FONT="]

[FONT="]Nếu lập luận trên có lý, thì phát triển xã hội hay nội hàm của khái niệm phát triển phải bao hàm trong đó những mặt, những quá trình, những kết quả về sự tương tác giữa CON NGƯỜI và HOÀN CẢNH, trong đó con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh vừa là tác giả của lịch sử; vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Nói cách khác, phát triển trong bất cứ hình thái xã hội nào đều phụ thuộc chủ yếu vào con người, con người nhận thức và con người hành động thực hiện nhu cầu, vào việc [FONT="]tổ chức[FONT="] xã hội, lãnh đạo, quản lý trong sản xuất và tái sản xuất ra đời sống xã hội.[FONT="]

[FONT="]Theo lôgíc đó, trong sự vận động, phát triển của xã hội loài người, khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định và cùng với nó diễn ra sự phân công lao động xã hội thì sự phân tầng xã hội, phân hoá giai cấp, xuất hiện nhà nước là một tất yếu. Kể từ đó trở đi có thể nhận thấy, con người với tư cách tổng hoà các quan hệ xã hội đã tồn tại như một thực thể chính trị. Với tư cách đó, con người và xã hội đã, đang và sẽ tìm cách thoát khỏi tình trạng trói buộc của tự nhiên, thoát khỏi tình trạng sản xuất thấp kém, thoát khỏi nghèo nàn, bệnh tật, thoát khỏi tình trạng bị áp bức, nô dịch (giai cấp, dân tộc), vươn tới tự do, làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân. Vì lẽ đó, có thể đồng tình với ý kiến cho rằng, con người là một “động vật chính trị” có sứ mệnh giành quyền làm chủ xã hội; rằng, mỗi bước tiến của xã hội trên con đường văn minh cũng là một bước tiến của tự do.[FONT="]

[FONT="]Với cách tiếp cận đó, chúng ta có thể chia sẻ với một số quan niệm về phát triển sau:[FONT="]

[FONT="]Một là[FONT="], quan điểm cho rằng, “phát triển là quá trình cho phép con người hoàn thiện nhân cách của mình, tự trị ở chính mình, là quá trình giải phóng các cư dân thoát khỏi sự lo âu về nhu cầu, về sự bóc lột và đẩy lùi sự áp bức về chính trị, kinh tế, xã hội. Sự phát triển là một cố gắng của nhân dân, do dân và vì dân. Sự phát triển thực sự lấy con người làm trung tâm”(1). [FONT="]

[FONT="]Khi đề cập đến nội dung tổng thể của phát triển, trong tác phẩm Phản phát triển - cái giá phải trả của chủ nghĩa tự do, Richard Bergeron không đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh, nhưng ông đã viện dẫn một số quan niệm đáng chú ý về các nhân tố cấu thành sự phát triển. Chẳng hạn, Francois Partant chỉ ra năm nhân tố của sự phát triển, gồm: kinh tế, kỹ thuật, xã hội, chính trị và văn hoá, trong đó sự liên kết giữa kỹ thuật và kinh tế, tức là cái nền kinh tế - kỹ thuật trùm lên tất cả những cái còn lại. Hoặc Serge Latouche lại chỉ ra ba nhân tố: công nghiệp hoá, đô thị hoá và “chủ nghĩa quốc gia dân tộc”. Còn Walter Rostow thì xác định bốn nhân tố cấu thành là: kinh tế, không gian xã hội/ chính trị, không gian nông thôn/ đô thị và văn hoá/ năng suất luận .(1)[FONT="]

[FONT="]Từ những ý kiến ấy, R.Bergeron nêu lên quan niệm cho rằng, phát triển là một quá trình bao gồm nhiều thành tố khác nhau, . mỗi thành tố trong các thành tố ấy là một quá trình - chuỗi tiến hoá liên tục hoàn bị . Do đó, sự phát triển sẽ là một đại quá trình do một loạt quá trình nhánh khác nhau hợp thành .[FONT="]

[FONT="]Hai là[FONT="], một định nghĩa khác có tính tổng hợp hơn cho rằng, “phát triển là quá trình hướng tới việc thiết lập một nền dân chủ ổn định cho phép không ngừng nâng cao điều kiện sống của quần chúng nhân dân theo một cách thức mang tính nhân văn và công bằng. Nói cách khác, phát triển là một quá trình tiến hoá đồng bộ năm thành tố cơ bản: tăng trưởng kinh tế, ổn định, công bằng, dân chủ và quyền con người”(2). [FONT="]

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Vai trò của nhân tố lãnh đạo quản lý trong quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Vai trò của nhân tố lãnh đạo quản lý trong quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
  • Vai trò của nhân tố lãnh đạo quản lý trong quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
  • Vai trò của nhân tố lãnh đạo quản lý trong quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
  • Vai trò của nhân tố lãnh đạo quản lý trong quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
  • Vai trò của nhân tố lãnh đạo quản lý trong quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Kinh tế Nhà nước và vai trò chủ đạo của nó ...

Upload: quangpro_hvtc

📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 631
Lượt tải: 16

Quan điểm lịch sử cụ thể với quá trình xây ...

Upload: giacmovengaymai_dl

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 653
Lượt tải: 16

Vai trò của kiến trúc thượng tầng trong việc ...

Upload: natvcb

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 459
Lượt tải: 17

Sự hình thành nhân cách con người trong quá ...

Upload: chauanhduy88

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 749
Lượt tải: 16

Quan điểm lịch sử cụ thể với quá trình xây ...

Upload: ptnguyen111

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 363
Lượt tải: 16

Quan điểm lịch sử cụ thể với quá trình xây ...

Upload: huythinh2008

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 123
Lượt tải: 16

Những mâu thuẫn trong quá trình xây dựng và ...

Upload: huyphong008

📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 504
Lượt tải: 16

Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây ...

Upload: dainguyen

📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 817
Lượt tải: 16

Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây ...

Upload: girl_xulang_892004

📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây ...

Upload: thuynh

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây ...

Upload: gapnhaucuoituan2809

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây ...

Upload: congcc

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Vai trò của nhân tố lãnh đạo quản lý trong ...

Upload: hung9600170

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 361
Lượt tải: 20

CHUYÊN MỤC

Khoa học xã hội Triết học
Vai trò của nhân tố lãnh đạo quản lý trong quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam [FONT=&quot] [FONT=&quot]Phát triển xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu, lợi ích ngày càng cao, càng phong phú của các chủ thể xã hội, xét đến cùng, là mục tiêu cơ bản của toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người. Vậy, vai trò của nhân tố lãnh docx Đăng bởi
5 stars - 238086 reviews
Thông tin tài liệu 5 trang Đăng bởi: hung9600170 - 08/10/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 08/10/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Vai trò của nhân tố lãnh đạo quản lý trong quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam