Mã tài liệu: 127652
Số trang: 143
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Triết học
Triết học ra đời vào khoảng từ thế kỷ VIII đến thể kỷ VI trước Công nguyên với những thành tựu rực rỡ trong các nền triết học cổ đại ở Trung Quốc, ấn Độ và Hy Lạp.
Thuật ngữ "triết học" theo nguồn gốc tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "yêu thích (philos) sự thông thái (sophia)". Triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức; nhà triết học là nhà thông thái có khả năng tiếp cận chân lý, nghĩa là có thể làm sáng tỏ bản chất của mọi vật. Với quan niệm như vậy, triết học thời cổ đại không có đối tượng riêng của mình mà được coi là "khoa học của các khoa học", bao gồm toàn bộ tri thức của nhân loại.
Trong suốt "đêm dài trung cổ" của châu Âu, triết học phát triển một cách khó khăn trong môi trường hết sức chật hẹp; nó không còn là một khoa học độc lập mà chỉ là một bộ phận của thần học; nền triết học tự nhiên thời cổ đại đã bị thay thế bởi triết học kinh viện.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào thế kỷ XV, XVI đã tạo một cơ sở tri thức vững chắc cho sự phục hưng triết học. Đồng thời, sự phát triển xã hội được thúc đẩy bởi sự hình thành và củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, bởi những phát hiện lớn về địa lý và thiên văn cùng những thành tựu khác của cả khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển triết học. Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, đạt tới đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII ở Anh, Pháp, Hà Lan, với những đại biểu tiêu biểu như Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ (Anh), Điđrô, Henvetiúpt (Pháp), Xpinôda (Hà Lan)... Mặt khác, tư duy triết học cũng được phát triển trong các học thuyết triết học duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen, đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức. Sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng từng bước làm phá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò "khoa học của các khoa học".
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Vai trò triết học Mác - Lênin
trong thời đại ngày nay
Chương 2: Chủ nghĩa duy vật mácxít - cơ sở lý luận của thế giới quan duy vật
Chương 3: Phép biện chứng duy vật với việc nhận thức
và cải tạo thế giới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem