Mã tài liệu: 211570
Số trang: 0
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 358 Kb
Chuyên mục: Triết học
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển lâu dài của lịch sử tư tưởng nhân loại, vấn đề con người - trên những góc độ khác nhau - từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Trong hệ thống triết học cổ đại Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, Trung Quốc hay ở các hệ thống triết học cổ điển Đức, Anh, Pháp, người ta đều có thể tìm thấy những vấn đề khác nhau về con người. Mỗi thời đại lịch sử lại đặt ra những vấn đề mang tính thời đại khác nhau và cách giải quyết khác nhau. Chính vì thế mà vấn đề con người vẫn là đề tài mới mẻ và sẽ không bao giờ kết thúc. Nền văn hoá văn minh của mọi thời đại sẽ góp thêm những “hạt” giá trị mới trong nhận thức về con người.
Các nhà triết học trước đây đã cố gắng tìm kiếm sự khác biệt cơ bản của con người với các loài vật và đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về con người. Vì vậy, khi xây dựng quan niệm duy vật về lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã tạo ra bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về con người và bản chất con người, về mối quan hệ giữa con người - tự nhiên - xã hội, vị trí và vai trò của con người trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, nền văn minh nhân loại càng phát triển cao bao nhiêu thì người ta càng nhận thức rõ ràng, sâu sắc về vai trò của con người bấy nhiêu. Vào những năm cuối thế kỷ XX, những biến động lớn lao trên các lĩnh vực của đời sống xã hội càng làm cho vấn đề con người trở nên sôi động và bức xúc. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới hướng mục tiêu vào chiến lược con người ở nước ta, việc nghiên cứu con người có ý nghĩa thời sự cấp bách.
Kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác về vấn đề con người, Đảng Cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, ngay từ khi ra đời đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì sự phát triển tự do, toàn diện của mỗi cá nhân. Mục tiêu đó được thể hiện qua mỗi chặng đường lịch sử, xong không có mục đích nào khác là đem lại “ấm no, hạnh phúc” cho “mọi lớp người”. Để thực hiện mục đích đó, trong hệ thống quan điểm, đường lối của mình, Đảng ta đã khẳng định: Con người là nhân tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, con người được xác định là nguồn lực đặc biệt so với các nguồn lực khác. Ở nước ta, “chiến lược con người” đã được đặt ở vị trí trung tâm của mọi chiến lược, nhân tố con người được khẳng định vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, muốn phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh nhất thiết phải hiểu rõ quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về con người qua đó tiếp thu, kế thừa, vận dụng và phát triển các quan niệm đó và đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn để phát triển con người trong công cuộc đổi mới đất nước. Trong di sản của Mác không ghi sẵn những câu trả lời, những giải đáp cho những vấn đề đặt ra của đời sống xã hội ngày nay, nhưng đã để lại cho hậu thế những tinh hoa giá trị vĩ đại, đó chính là nhận thức duy vật biện chứng về lịch sử, về con người.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về con người từ đó thấy được quan niệm của Đảng ta trong việc kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo những quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác trong sự phát triển con người hiện nay là vấn đề rất quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Đề tài: Quan điểm về con người và phát triển con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
2. Tình hình nghiên cứu
Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác con người nói chung và quan điểm về sự phát triển con người hiện nay của Đảng ta nói riêng đã có rất nhiều các công trình, các tài liệu nghiên cứu khác nhau như: “Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ăngghen” của Viện Nghiên cứu con người do PGS. TS Hồ Sĩ Quý chủ biên là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài KX. 05.01 thuộc Chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước (giai đoạn 2001 - 2005) “Sự hình thành con người” của GS. Trần Đức Thảo, “Một số vấn đề về triết học - con người - xã hội” và “Nguồn nhân lực trong chiến lược kinh tế - xã hội ở nước ta đến năm 2000” của GS. Nguyễn Trọng Chuẩn, “Triết học Mác về lịch sử” của TS. Phạm Văn Chung, “Tư tưởng triết học về con người” của Vũ Minh Tâm (chủ biên), “Sự hình thành con người với tư cách chủ thể sáng tạo” của PGS. PTS Nguyễn Văn Huyên Nhiều công trình và tài liệu nghiên cứu về con người trong quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác và quan niệm của Đảng về sự phát triển con người nhưng ít có công trình nghiên cứu nào đi vào phân tích, làm rõ quan niệm của Đảng ta về sự phát triển con người trên cơ sở tiếp thu, kế thừa và phát triển sáng tạo quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về con người. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đi sâu làm rõ sự phát triển quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Trên cơ sở nhận thức đúng đắn quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về con người, luận văn tập trung làm rõ sự tiếp thu, kế thừa, vận dụng và phát triển lý luận của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác trong sự phát triển con người của Đảng ta.
- Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích đề ra, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Hệ thống hoá và phân tích quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về con người và phát triển con người từ đó thấy được sự phát triển quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
+ Đặt ra vấn đề tiếp tục nhận thức và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người trong giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng ta về con người và phát triển con người trong các Cương lĩnh, Văn kiện Đại hội Đảng cũng như của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn kế thừa thành quả nghiên cứu về con người của những nhà nghiên cứu và các tác giả đi trước.
- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp khác nhau như: Lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp, khái quát hoá - trừu tượng hoá, gắn lý luận với thực tiễn. Trong đó, luận văn chủ yếu dựa trên quan điểm phát triển của Phép biện chứng duy vật. Quan điểm phát triển không chỉ giúp chúng ta hiểu được các quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về con người mà còn thấy được sự tiếp thu, kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác trong chiến lược phát triển con người của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước qua đó góp phần bảo về lý luận của chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về con người và phát triển con người qua khảo sát một số tác phẩm tiểu của Mác, Ăngghen, Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng ta và của các nhà nghiên cứu về sự phát triển con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn làm rõ sự phát triển quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về con người trong sự nghiệp đổi mới của Đảng ta, từ đó, thấy được sự tiếp thu, kế thừa, vận dụng và phát triển cũng như những hạn chế trong sự phát triển con người đáp ứng yêu cầu của đất nước. Tiếp tục đặt ra các vấn đề trong nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác về con người trong giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa của luận văn
Nghiên cứu đề tài này đóng góp vào việc bảo vệ các quan điểm của chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới hiện nay.
8. Kết cấu dự kiến của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến gồm 2 chương và 5 tiết
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 1181
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 41
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 772
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 952
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 843
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 2281
⬇ Lượt tải: 28
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 26