Mã tài liệu: 264790
Số trang: 12
Định dạng: zip
Dung lượng file: 77 Kb
Chuyên mục: Triết học
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phép biện chứng là một khoa học triết học, xét trên nhiều phương diện, nó là hiện tượng có thế giới quan rộng lớn như bản thân triết học. Nó là học thuyết của các mặt đối lập, cho nên vấn đề của phép biện chứng là vấn đề lý giải sự phát triển tính mâu thuẫn của tự nhiên và tư duy về đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, về các vấn đề gắn liền với nó. Hơn nữa, phép biện chứng không chỉ là một trong các học thuyết và các phương pháp bên cạnh các học thuyết và các phương pháp khác mà nó còn là thước đo căn bản cho sự tiến bộ của nhân loại. Như vậy, lịch sử phép biện chứng đã hình thành và phát triển từ khi triết học ra đời mà đỉnh cao của nó là phép biện chứng macxít dựa trên truyền thống tư tưởng của nhiều thế kỷ, vạch ra những đặc trưng chung của biện chứng khách quan, nghiên cứu những quy luật phổ biến để giúp con người nhận thức và chinh phục thế giới. Nắm vững những nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật không những là nhân tố cơ bản để hình thành thế giới mà là tiền đề tiên quyết cho sự sáng tạo của con người.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Phép biện chứng cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, cũng như hình ảnh tinh thần của chúng có quan hệ qua lại với nhau, không ngừng vận động và phát triển. Trong đó vận động được hiểu là tự vận động, còn phát triển là phát triển tự thân, phát triển thông qua mâu thuẫn, là sự chuyển hoá trạng thái này thành trạng thái cao hơn, một sự vật này thành sự vật khác mới về chất.
Phép biện chứng đã trải qua một lịch sử hơn 2000 năm với 4 hình thức cơ bản:
1. Phép biện chứng cổ đại được coi là nền tảng cho các nền triết học sau này tiêu biểu bằng ba nền triết học cổ đại
a) Triết học Trung Hoa cổ đại:
Trung Hoa cổ đại là một quốc gia rộng lớn có lịch sử lâu đời. Những biểu hiện tôn giáo, triết học cũng như tư tưởng biện chứng đã xuất hiện rất sớm ở xã hội Trung Hoa cổ đại. Và đặc biệt là từ thời kỳ Xuân Thu - Chiến quốc trở đi. Nguyên nhân là do xã hội Trung Hoa thời bấy giờ là xã hội đánh dấu sự tan rã của xã hội của chế độ nô lệ và hình thành các quan hệ xã hội phong kiến hết sức phức tạp. Hơn nữa, cũng là do các đặc điểm kinh tế có liên quan tới quá trình biến động xã hội này là sự hình thành nhanh chóng các chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất. Vì vậy đã làm xuất hiện hàng loạt các tư tưởng triết học khác nhau để giải quyết nhu cầu của xã hội trong đó tiêu biểu là những hệ thống tư tưởng có ảnh hưởng tới mãi về sau này trong lịch sử phong kiến Trung Quốc như đạo Nho, đạo Lão v.v..
Phép biện chứng biến dịch là một nét đặc sắc của triết học Trung Hoa đồng thời nó cũng tiêu biểu cho phái Nho gia ( Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử ). Triết lý âm dương đi sâu vào sự suy tư về nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của vạn hữu. Theo thuyết âm dương thì mọi sự biến hoá vô cùng, vô tận, thường xuyên của vạn hữu đều có thể quy về nguyên nhân của sự tương tác giữa hai thế lực đối lập vốn có của Âm và Dương. Các nhà biện chứng thuộc phái này cho rằng trời đất luôn luôn biến đổi không ngừng và có tính quy luật. Nguyên nhân của mọi biến hoá là do sự giao cảm của hai mặt đối lập như âm dương, nước và lửa, đất và trời. Chính trị-xã hội cũng theo đó mà biến đổi theo quy luật tự nhiên đó. Tuy nhiên hạn chế của phép biện chứng này là ở chỗ coi sự biến hoá chỉ có tính chất tuần hoàn theo chu kỳ khép kín, không có sự phát triển, không có sự xuất hiện cái mới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1096
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 5122
⬇ Lượt tải: 38
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 4313
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 12296
⬇ Lượt tải: 85
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 2137
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 772
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 1600
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 771
⬇ Lượt tải: 28
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 25