Mã tài liệu: 130742
Số trang: 95
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Triết học
Phụ nữ Việt Nam là một lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và trong sản xuất. Với tinh thần yêu nước sâu sắc, phụ nữ Việt Nam đã dũng cảm tham gia vào các phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng chính mình. Ngày nay, trong không khí sôi động của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống dân tộc, truyền thống phụ nữ hăng hái tham gia vào các hoạt động xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Quá trình đó cùng với đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động. Cơ chế kinh tế mới đã làm cho mọi hoạt động của người dân Việt Nam nói chung, phụ nữ nói riêng càng trở nên năng động, sáng tạo hơn, đồng thời ở họ từng bước hình thành những chuẩn mực, những quan hệ đạo đức mới trong xã hội.
Qua 15 năm đổi mới chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, trên bước đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế, sự phát triển của nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã tác động đến các tầng lớp xã hội, trong đó có phụ nữ. Vấn đề việc làm, sự nghèo đói, các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, nạn mại dâm, ma túy, hiện tượng bạo lực đối với phụ nữ đang là những vấn đề bức bách; những giá trị đạo đức truyền thống ít được chú trọng, có nơi, có lúc còn bị mai một. Trong xã hội xuất hiện những thái độ, hành vi đạo đức không lành mạnh trong các quan hệ xã hội, một bộ phận người dân nói chung, phụ nữ nói riêng suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống. Tình trạng đó lan tràn ở nhiều nơi, ảnh hưởng tới đạo đức người phụ nữ. Do vậy, việc kế thừa, giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói chung, truyền thống phụ nữ nói riêng trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ là công việc rất cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay
Chương 2: Phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay. Thực trạng, phương hướng và giải pháp (Qua thực tế ở tỉnh Vĩnh Phúc)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 742
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 860
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 893
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 3109
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 1110
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 713
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 662
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 743
⬇ Lượt tải: 16