Mã tài liệu: 56894
Số trang: 16
Định dạng: docx
Dung lượng file: 178 Kb
Chuyên mục: Triết học
Từ năm 1986, nước ta bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới. Nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới này là “thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Sau 20 năm đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã chuyển sang một giai đoạn mới- đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trong giai đoạn phát triển này, tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được nghị quyết Đại hội IX của Đảng xác định là nhiệm vụ trung tâm. Nền kinh tế thị trường đó đã và đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt của đời sống xã hội nước ta, tới hệ thống các giá trị và quy phạm đạo đức, trong đó có vấn đề đạo đức trong gia đình.
Trong thế giới năng động và biến đổi hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và sự phong phú về đời sống vật chất, con người càng không thể để rơi vào trạng thái đạo đức tiêu cực được nảy sinh từ cơ cấu kinh tế – xã hội hiện đại, để mất đi nhân cách chân chính của mình với một ý thức tự hào mình là con người. Chúng ta cần phải chủ động tìm ra lối thoát khỏi tình huống đó, chủ động xây dựng những điều kiện mới cho sự nảy sinh những giá trị đạo đức tốt đẹp, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội hiện đại, phân tích nhìn nhận một cách khoa học những giá trị đạo đức gia đình truyền thống để phân biệt đúng, sai và kế thừa nó trong quá trình xây dựng những giá trị đạo đức mới, phù hợp và thích ứng với điều kiện của nền kinh tế thị trường hội nhập với khu vực và thế giới. Đồng thời để trong mỗi chúng ta và thế hệ con cháu chúng ta ai cũng có “ý thức cộng đồng, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội”, có năng lực “tự hoàn thiện nhân cách”, chúng ta cần phải “nêu cao trách nhiệm của mình, có lối sống văn hoá, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”(3). Vì vậy, giáo dục đạo đức và nếp sống văn hoá gia đình truyền thống trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải được xác định là nhiệm vụ có vị trí chiến lược lâu dài.
Tiểu luận triết học gồm 4 nội dung cơ bản sau:
1.Những vấn đề về đạo đức gia đình nẩy sinh trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.Nguyên nhân và thực trạng giải quyết những hiện tượng lệch chuẩn đạo đức gia đình trong thời gian qua.
3.Một số giải pháp nhằm xây dựng đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh.
4.Tính hợp lý về phương pháp luận triết học đối với việc giải quyết các vấn đề trên.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 736
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 766
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 105
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 639
⬇ Lượt tải: 19