Mã tài liệu: 117674
Số trang: 43
Định dạng: docx
Dung lượng file: 419 Kb
Chuyên mục: Triết học
Mác và Ăng-ghen khi nghiên cứu lịch sử tiến hoá của xã hội loài người đã dựa trên quan điểm duy vật, khẳng định vai trò của gia đình trong sự phát triển của xã hội: "Những trật tự xã hội của con người ở một thời đại lịch sử của một quốc gia do hai yếu tố con người quyết định. Đó là, trình độ phát triển của lực lượng lao động và trình độ phát triển của gia đình”
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải chú ý hạt nhân cho tốt"
Tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình đã được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Từ đó, các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội ra sức chăm lo gia đình và cơ hội để gia đình góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Ở bất kỳ thời đại nào, gia đình đều giữ vai trò là tế bào của xã hội, là một trong những nhân tố quyết định sự hưng thịnh của một quốc gia. Những năm gần đây, gia đình Việt Nam đã có nhiều biến đổi sâu sắc về mặt quy mô, cấu trúc và phương thức tổ chức hoạt động sống. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải đối mặt và xử lý không ít những vấn đề khó khăn, phức tạp nảy sinh dưới tác động của nền kinh tế thị trường. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự khủng hoảng trong những mối quan hệ gia đình đang là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của các hiện tượng tiêu cực như ngoại tình, ly thân, ly hôn, cha mẹ bỏ bê không chăm sóc con cái, con cái ngược đãi cha mẹ…Một trong những vấn đề đang thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và dư luận xã hội là tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn còn tồn tại.Bạo lực gia đình để lại những hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là phụ nữ, trẻ em.Riêng đối với trẻ em ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới chúng càng sâu sắc.Trẻ em phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình sẽ tổn hại đến suy nghĩ, tâm hồn và tình cảm trong sáng của trẻ, ảnh hưởng tới tương lai của trẻ.“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai’ – điều này nhắc nhở tất cả chúng ta rằng, tương lai của Việt Nam tùy thuộc vào việc chúng ta đầu tư như thế nào vào trẻ em ngày hôm nay.Người ta thường quan tâm tới hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ mà ít khi quan tâm tới ảnh hưởng khi trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình.Vì sự phát triển tốt đẹp của trẻ cần nâng cao hiểu biết về tác động của bạo lực gia đình đối với sự phát triển của trẻ em, giúp các bậc cha mẹ nâng cao nghĩa vụ, vai trò của mình đối với trẻ, hạn chế những ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với sự phát triển của trẻ.
Kết cấu của đề tài:
Chương I: Cơ sở khoa học của đề tài.
Chương II: Những ảnh hưởng khi trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình.
Chương III: Vai trò của cha mẹ trong việc hạn chế ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với trẻ .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 756
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1168
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 864
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 16