Mã tài liệu: 235815
Số trang: 23
Định dạng: doc
Dung lượng file: 160 Kb
Chuyên mục: Triết học
Nhận thức và thực tiễn.Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thông tin chi tiết Chủ nghĩa duy vật:thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người.Tuy nhiên, do sự hạn chế bởi tính trực quan, siêu hình, máy móc mà chủ nghĩa duy vật trước Mác đã coi nhận thức là sự phản ánh trực quan, đơn giản, là bản sao chép nguyên xi trạng thái bất động của sự vật.Họ chưa thấy được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.Chính vì vậy mà C.Mác đã nhận xét rằng:”khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước tới nay kể cả chủ nghĩa duy vật của Phơibắc là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn; không được nhận thức về mặt chủ quan.
Như vậy có thể nói, tất cả các trào lưu triết học trước Mác đều quan niệm sai lầm hoặc phiến diện về nhận thức. Những vấn đề lý luận và nhận thức chưa được giải quyết một cách khoa học, đặc biệt chưa thấy được đầy đủ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Chỉ có Chủ nghĩa duy vật biện chứng mới có câu trả lời cho bản chất của nhận thức.
Về bản chất. nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.
Có được khái niệm hoàn chỉnh như vậy là do chủ nghĩa duy vật biện chứng đã sinh ra bởi sự kế thừa những yếu tố hợp lý, phát triển một cách sáng tạo và được minh chứng bởi những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, thực tiễn xã hội.
Các Mác và Ph.Ănghen đã dựa trên những nguyên tắc sau để dựng nên học thuyết về nhận thức:
Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức của con người.
Hai là,thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người.Con nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể.Không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có cái con người chưa nhận thức được nhưng sẽ nhận thức được.
Ba là, khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo.qua trình phản ánh ấy diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, đi từ bản hiện tượng đến bản chất và từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.
Bốn là, coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
Như vậy, nhận thức chính là sự phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người nhưng dựa trên cơ sở thực tiến chứ không phải do ý chí chủ quan của con người quyết định.
2.Quá trình nhận thức
Nhận thức là quá trình diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ, vòng khâu khác nhau song đây là quá trình biện chứng đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
a.Trực quan sinh động
Trực quan sinh động còn gọi là giai đoạn nhận thức cảm tính; đây là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động trực tiếp vào các sự vật nhằm nắm bắt các sự vật ấy. Trực quan sinh động bao gồm 3 hình thức là:cảm giác, tri giác và biểu tượng.
Cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.Cảm giác là nguồn gốc của sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố của ý thức.Chính vì thế mà Lênin đã viết:”Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.
Tri giác là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật đó đang trực tiếp tác động vào các giác quan.Tri giác nảy sinh dựa trên cơ sở của cảm giá, là sự tổng hợp của nhiều cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn về sự vật.
Biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn trực quan sinh động. Đó là hình ảnh có tính đặc trưng và tương đối hoàn chỉnh còn lưu lại trong bộ óc con người về sự vật khi sự vật đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan. Biểu tượng được hình thành nhờ sự phối hợp, bổ sung lẫn cho nhau của các giác quan nhưng đã có sự tham gia của các yếu tố phân tích, tổng hợp và ít nhiều mang tính trừu tượng hoá.
Như vậy, cảm giác, tri giác là những giai đoạn kế tiếp nhau của hình thức nhận thức cảm tính đã tồn tại cả cái bản chất lẫn cái không bản chất, cả cái tất yếu và ngẫu nhiên, cả cái bên trong lẫn bên ngoài sự vật.Nhưng ở đây con người chưa phân biệt được cái gì là bản chất với không bản chất, đâu là tất yếu với ngẫu nhiên, đâu là bên trong với bên ngoài.Yêu cầu của nhận thức đòi hỏi phải tách ra và nắm lấy cái bản chất. tất yếu, bên trong, chỉ có chúng mới có vai trò quan trọng cho hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người.Như vậy, dừng lại ở nhận thức cảm tính sẽ gặp phải mâu thuẫn giữa một bên là thực trạng chưa phân biệt được đâu là cái bản chất, tất yếu, bên trong, đâu là cái không bản chất, ngẫu nhiên bên ngoài với như cầu tất yếu phải phân biệt được cái đó thì con người mới có thể nắm được quy luật vận động và phát triển của sự vật.khi giải quyết mâu thuẫn ấy, nhận thức sẽ vượt lên một trình độ mới, cao hơn về chất, đó là tư duy trừu tượng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 2470
⬇ Lượt tải: 76
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 771
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 18007
⬇ Lượt tải: 39
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 772
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 754
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 20194
⬇ Lượt tải: 79
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 639
⬇ Lượt tải: 17