Mã tài liệu: 238120
Số trang: 5
Định dạng: docx
Dung lượng file: 24 Kb
Chuyên mục: Triết học
[FONT="][FONT="]
Có ý kiến cho rằng, nhân ái của Việt Nam không có gì khác với “nhân” trong Nho giáo và “từ bi” trong Phật giáo. “Nhân” của Nho giáo và “từ bi” của Phật giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến lòng nhân ái của người Việt Nam, nhưng ảnh hưởng đó đã bị “khúc xạ” bởi sự chắt lọc những nhân tố thích hợp cùng với sự Việt hóa “nhân” của Nho giáo và “từ bi” của Phật giáo, tạo nên một nét riêng cho lòng nhân ái của người Việt Nam.
Nhân ái là tình cảm đạo đức không phải riêng có của một dân tộc nào. Tuy vậy, không phải mọi dân tộc đều có lòng nhân ái giống nhau. Bởi lẽ, tình cảm đó nảy sinh trên những cơ sở, điều kiện môi trường xã hội, hoàn cảnh lịch sử khác nhau.
Lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam có nguồn gốc sâu xa từ trong xã hội công xã nông thôn thời kỳ nguyên thủy, buổi đầu dựng nước. Chúng ta đều biết, dân tộc Việt Nam có lịch sử nhiều ngàn năm, có nhà nước Văn Lang tồn tại lâu dài, vừa chống chọi với giặc ngoại xâm, vừa phải chống chọi với lũ lụt thiên tai. Trong thời gian đó, dân tộc Văn Lang chắc chắn có nền văn hóa của mình, trong đó, lòng nhân ái là một tình cảm đạo đức lớn, có nét đẹp riêng, như là một giá trị văn hóa lớn trong hệ giá trị người Việt Nam.
Có ý kiến cho rằng, nhân ái của Việt Nam không có gì khác với “nhân” trong Nho giáo và “từ bi” trong Phật giáo. Theo chúng tôi, nhận định này chưa thỏa đáng. Nho giáo và Phật giáo từng được xem là quốc giáo và tồn tại suốt hàng ngàn năm trong lịch sử, do vậy, nó có ảnh hưởng đến tình cảm đạo đức của người Việt Nam là điều tất yếu. Song, điều đó không có nghĩa là nhân ái của dân tộc ta xuất phát từ Nho giáo và Phật giáo. “Nhân” của Nho giáo và “từ bi” của Phật giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến lòng nhân ái của người Việt Nam, nhưng ảnh hưởng đó đã bị “khúc xạ” bởi sự chắt lọc những nhân tố thích hợp cùng với sự Việt hóa “nhân” của Nho giáo và “từ bi” của Phật giáo, tạo nên một nét riêng cho lòng nhân ái của người Việt Nam.
Thật vậy, vốn có lòng thương người, khi bắt gặp “nhân” của Nho và “từ bi” của Phật, dân tộc ta trân trọng nó và nâng lên như một nguyên lý đạo đức phổ biến trong cả cộng đồng.
“Từ bi” của Phật thực chất là lòng thương người rộng lớn, vị tha, vì người khác, không kể người đó là ai. Điều này thể hiện trong tư tưởng “giải thoát chúng sinh” ra khỏi vòng luân hồi bất tận của Phật. Phật nói: “Này các đệ tử, ta nói cho mà biết, nước ngoài biển khơi chỉ có một vị mặn, đạo của ta dạy đây chỉ có một vị là vị giải thoát”. Chính vì vậy, ta gọi đó là tình người, tình nhân loại. Tình cảm này, tuy có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trí người Việt, song nó vẫn có điểm khác nhau khá tinh tế với lòng nhân ái của nhân dân ta. Chẳng hạn, “từ bi” của Phật có khuynh hướng kéo người ta về phía tu hành, mong đến sự cứu rỗi cuộc đời. Còn thương người trong tình cảm đạo đức truyền thống của người Việt Nam là ở chỗ đoàn kết với nhau để đấu tranh vì cái đúng, cái lợi cho dân, cho nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 4345
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1677
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 2083
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 1278
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16