Mã tài liệu: 211151
Số trang: 15
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 162 Kb
Chuyên mục: Triết học
Mục lục
Chương I Phật giáo, một hiện tượng tôn giáo và triết học của dân tộc
Chương II Phật giáo là một nhu cầu tinh thần của người Việt Nam trong lịch sử
Chương III Phật giáo trong thế giới quan của người Việt Nam
Chương IV Giá trị và hạn chế của Phật giáo trong phương pháp tư duy của người Việt Nam
Đề tài: Triết học về Phật giáo và sự ảnh hưởng của Phật Giáo đối với người Việt Nam
Phật giáo là một tôn giáo. Vì vậy nó có những thiếu sót, những tiêu cực về mặt khoa học và nhân sinh quan. Song với thái độ khách quan, chúng ta cần nhận thức rõ những yếu tố tích cực trong tư tưởng Phật giáo. Trong lịch sử và cho đến ngày nay, Phật giáo là tôn giáo duy nhất chống lại thần quyền. Trong những tư tưởng của nó có những yếu tố duy vật và biện chứng. Đạo Phật là tiếng nói chống chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, tố cáo bất công, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội; nói lên khát vọng giải thoát con người khỏi những bi kịch của cuộc đời. Đạo Phật nêu cao thiện tâm, bình đẳng, bác ái cho mọi người như là những tiêu chuẩn đạo đức cơ bản của đời sống xã hội. Những giá trị đạo đức của Phật giáo đã đưa nó lên thành một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới ( Thiên chúa giáo, Hồi giáo và Phật giáo).
Phật giáo vào nước ta từ những năm đầu công nguyên. Phật giáo đã phát triển phù hợp với truyền thống Việt Nam. Từ đó hình thành nhiều phái Phật giáo Việt Nam như : Phái Tini Đa lưu chi, phái Thảo đường, phái Trúc lâm (Yên tử) . ảnh hưởng của nó khá toàn diện: Phật giáo trở thành quốc giáo ở các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần góp phần kiến lập và bảo vệ chế độ phong kiến tập quyền vững mạnh, giữ vững nền độc lập dân tộc. Phật giáo có công trong việc đào tạo tầng lớp trí thức cho dân tộc. Trong đó có nhiều vị tăng thống, thiền sư, quốc sư có đức độ tài năng giúp nước an dân như: Ngô Chân Lưu, Pháp Nhuận, Vạn Hạnh, Viên Thiếu . Bản chất từ bi hỉ xả ngày càng thấm sâu vào đời sống tinh thần dân tộc, hướng nhân dân và tầng lớp vua quan vào con đường thiện nghiệp, tu dưỡng đạo đức, vì nước vì dân.
Vào thời kỳ cực thịnh, Phật giáo là nền tảng tư tưởng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn học, giáo dục, khoa học, kiến trúc, hội hoạ . Nhiều tác phẩm văn học có giá trị, nhiều công trình kiến trúc độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc có tầm cỡ quốc tế của Việt Nam phần lớn được xây dựng vào thời kỳ này. Từ cuối thế kỷ XIII cho đến nay, Phật giáo không còn là "quốc giáo" nữa nhưng những tư tưởng tích cực của nó vẫn còn là nguồn sống tinh thần của nhân dân ta và cần được giữ gìn và phát huy.
Bài viết này chưa thực sự hoàn chỉnh, có thể còn nhiều sai sót, tác giả rất mong muốn sự góp ý của các thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1456
⬇ Lượt tải: 90
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 1071
⬇ Lượt tải: 65
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1108
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 4585
⬇ Lượt tải: 35
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 1052
⬇ Lượt tải: 25
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 17