Mã tài liệu: 83806
Số trang: 21
Định dạng: docx
Dung lượng file: 77 Kb
Chuyên mục: Triết học
Trong bối cảnh hiện kinh tế hiện nay còn rất nhiều biến động, toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Để phát triển trong bối cảnh như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một đòi hỏi không thể né tránh đối với các nước. Vì vậy, Đảng ta đã quyết định: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu trong quan hệ kinh tế hiện nay. Trong xu thế đó, ở các mức độ khác nhau, các nước không thể không tham gia hội nhập. Vấn đề đặt ra là nếu không có sự chuẩn bị, không chủ động phát huy nội lực thì không thể hội nhập thành công. Toàn cầu hoá kinh tế có tác động hai mặt đối với nền kinh tế của mọi quốc gia. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế không chỉ gây tác động lan toả, phổ cập những mặt tích cực mà nó còn gây ra những mặt trái, ảnh hưởng tới sự phát triển của các quốc gia. Tuy thế giữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu hoá. Những nước và nhóm xã hội yêu thế thường bị thua thiệt do tác động từ những mặt trái của toàn cầu hoá và luôn phản đối nó hoặc trong tâm thế thích ứng bị động. Trong khi đó, những nước và những người có sức mạnh chi phối toàn cầu hoá lại coi đó là cơ hội mang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức tận dụng những mặt tích cực của nó. Cho dù vậy, toàn cầu hoá vẫn đã và sẽ diễn ra, chi phối dưới hình thức này hay khác, với các mức độ khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội của hầu hết các nước, nếu nhìn về dài hạn.. Mà hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ. Ngay nay, muốn tránh thua thiệt và được hưởng lợi trong cạnh tranh quốc tế, thì vấn đề cốt lõi là phải tăng cường thực lực kinh tế và chủ động hội nhập. Đồng thời có tự chủ về kinh tế mới có thể chủ động hội nhập hiệu quả như mong muốn. Xác định độc lập, tự chủ về kinh tế là nền tảng vật chất cơ bản bảo đảm sự bền vững của độc lập tự chủ về chính trị và do đó, trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, các nước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế phải có đường lối, chính sách kinh tế độc lập tự chủ, gắn với nguyên tắc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trên nguyên tắc bao trùm là bảo đảm giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa.
cấu trúc gồm:
Phần 1. Quan điểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin
Phần 2. Hội nhập kinh tế quốc tế – Xu thế tất yếu khách quan
Phần 3 Xây dựng nền kinh tế tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1175
⬇ Lượt tải: 16