Mã tài liệu: 83941
Số trang: 32
Định dạng: docx
Dung lượng file: 160 Kb
Chuyên mục: Triết học
Tôn giáo là gì? Đó là một câu hỏi rất khó trả lời một cách tổng quát, có thể bao quát những khía cạnh thuộc tính, đặc điểm của tôn giáo. Danh từ Tôn giáo(religion) là một danh từ chỉ chung nhất. Nhưng tôn giáo là tổng hợp các yếu tốliên quan đến con đường thoã mãn nhu cầu tín ngưỡng của con người. Trước khi đi trả lời cho câu hỏi Tôn giáo là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu một số khái niệm cơ bản sau:
Tín ngưỡng: đồng nghĩa với niềm tin, sự tin tưởng. Có điều chúng ta cần khẳng định rằng: tín ngưỡng không phải là niềm tin nói chung, mà nó là niềm tin đặc biệt. Tín ngưỡng là gốc của tôn giáo. Mọi tín ngưỡng, tôn giáo đều có một cái chung là"thế giới bên kia" khác với thế giới hiện thực mà con người đang sống.
Mê tín, dị đoan là hai khái niệm thường được dùng cặp đôi trong tiếng Việt, để chỉ một niềm tin mù quáng như: bói toán, đồng cốt, gọi hồn, những điểm lạ v.v…và coi đó là những hiện tượng xã hội tiêu cực, khác với các chuẩn mực xã hội; là những gì trái với lợi ích của xã hội, nó gây thiệt hại cho những người tin theo mê muội. Mê tín không phải là hoàn toàn xa lạ hay đối lập với tôn giáo.
Tôn giáo đồng nghĩa với sự sùng đạo, mộ đạo, đối tượng được sùng bái. Trong các từ điển thông dụng, thường định nghĩa tôn giáo là sự sùng bái và sự thờ phụng của con người đối với thần linh hoặc các mối quan hệ của con người đối với thần linh. Mở đầu cuốn "Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen", khi bàn về tôn giáo, C. Mac đã viết:" Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người. Cụ thể là: tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa.
Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ây sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược, vì bản thân chúng là thế giới lộn ngược. Tôn giáo là lý luận chung của thế giới ấy, là cương yếu bách khoa của nó, là lôgich dưới hình thức phổ cập của nó, là point d'honneur( vấn đề danh dự) duy linh luận của nó, là nhiệt tình của nó, là sự chuẩn y về mặt đạo đức của nó, là sự bổ sung trang nghiêm của nó, là căn cứ phổ biến mà nó dựa vào để an ủi và biện hộ. Tôn giáo biến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng, vì bản chất con người không có tính hiện thực thật sự. Do đó, đấu tranh chống tôn giáo là gián tiếp đấu tranh chống cái thế giới mà lạc thú tinh thần của nó là tôn giáo.
Kết cấu bài gồm:
Chương I: Chính sách về tôn giáo của Việt Nam trong xu thế hội nhập Quốc tế
Chương II: Những hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội của các tôn giáo
Chương III: Vấn đề ruộng đất của tôn giáo, giải quyết vấn đề thuộc loại phức tạp nhất trong quan hệ giữa Nhà nước - Giáo hội ở nước ta
Chương IV: Quan hệ giữa chính quyền nhân dân và các tôn giáo
Chương V: Điều khoản thi hành
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 1821
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 162
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 18