Tìm tài liệu

Nhan thuc va thai do cua nguoi lao dong ve van de tu van tam ly trong doanh nghiep

Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp

Upload bởi: dautu9999

Mã tài liệu: 297951

Số trang: 93

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 795 Kb

Chuyên mục: Tâm lý học

Info

MS: LVTLH007

SỐ TRANG: 93

TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM

CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC

NĂM: 2008

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Về lý luận:

Khi đối diện với những sự vật, hiện tượng, con người luôn tìm cách

trả lời câu hỏi “đó là cái gì”. Bất kỳ một hiện tượng mới nào cũng đều

làm con người quan tâm và lý giải theo một cách thức nào đó. Khi con

người nhận thức rõ ràng về một vấn đề, về một sự kiện nào đó, con người

sẽ có thái độ phù hợp và đúng mực. Từ nhận thức và thái độ đúng đó,

con người sẽ có hành vi tương thích. Nghiên cứu nhận thức và thái độ

của một cá nhân hay của một cộng đồng về một vấn đề nào đó sẽ giúp

chủ thể nghiên cứu có cái nhìn rõ ràng hơn về đối tượng nghiên cứu.

Người công nhân trong giai đoạn mới đang được tiếp cận với nhiều

khuynh hướng tác động khác nhau, nếu nhận thức được hình thành nhanh

chóng dựa trên những yêu cầu khách quan và thái độ của người lao động

được xác lập một cách đúng đắn về các khuynh hướng mới thì người lao

động sẽ tự tin và hăng hái hơn khi đối diện với các khuynh hướng ấy. Tư

vấn tâm lý trong doanh nghiệp là một dạng tương tác mới có thể làm

người lao động đón nhận hoặc phản đối tùy thuộc vào nhận thức của họ

như thế nào. Nhận thức đúng về tư vấn tâm lý sẽ làm người lao động dễ

dàng hình thành thói quen tư vấn tâm lý, xem tư vấn như một dịch vụ

bình thường có thể mang lại cho họ nhiều điều bổ ích.

1.2. Về thực tiễn:

- Nhiều nghiên cứu về tư vấn tâm lý đã được thực hiện trên nhiều

mức độ và qui mô khác nhau, trong đó có công trình “Nghiên cứu thực

trạng tham vấn tâm lý tại TP. HCM” do nhóm của Thạc sĩ Đỗ Văn Bình

và tiến sĩ Trần Thị Giòng thực hiện năm 2003. Kết quả của nghiên cứu

này cho thấy hiện nay nhu cầu tư vấn tâm lý đã có chiều hướng tăng lên,

mỗi trung tâm tư vấn tâm lý bình thường có khoảng 360 đến 650 thân

chủ/tuần.

- Đối với mỗi cá nhân, khi xã hội phát triển, cuộc sống ở các đô thị

lớn càng trở nên sôi động, với các hình thức sinh hoạt đa dạng, trong

những “căn nhà ống” đa chức năng, với sự bùng nổ thông tin và các dịch

vụ ảo hình thành mạnh mẽ, khả năng làm việc của con người được phát

huy tối đa mà có rất ít thời gian bồi dưỡng sức lao động để tái sản xuất

thì nguy cơ bị hội chứng stress, nhiễu tâm, rối loạn tâm thần ngày càng

tăng cao. Cơn lốc của nền kinh tế thị trường “đổ bộ” vào mọi ngõ ngách,

len lỏi trong mỗi gia đình đã tạo ra những cú sốc cho các quan hệ. Riêng

mỗi gia đình, với những giá trị truyền thống bị biến đổi, đã ảnh hưởng

nghiêm trọng đến nhân cách, nhận thức, lối sống giữa các thế hệ trong

gia đình. Xung đột nảy sinh, làm tắc nghẽn các giao lưu tình cảm ở gia

đình, tiêu biểu nhất là xung đột vợ - chồng, xung đột cha mẹ - con cái,

làm nảy sinh nhiều vấn đề về mặt tâm lý, xã hội mà quan trọng nhất là

vấn đề hình thành nhân cách con người.

- Đối với các doanh nghiệp, từ khi Nhà nước mở cửa, thu hút đầu tư

nước ngoài, Luật Doanh nghiệp ra đời làm cho nền kinh tế thị trường

phát triển, kéo theo sự phát triển vũ bão của các doanh nghiệp: từ doanh

nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn và cả

các công ty nước ngoài. Cả nước hiện có hơn 208.000 doanh nghiệp, là

một bức tranh sinh động về sức bật kinh tế của Việt Nam. Nước ta đang

trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi từ

nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Quá trình

chuyển đổi đó đã tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển

mạnh mẽ, đem lại những thay đổi đáng kể trong đời sống vật chất, tinh

thần của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế

thị trường cũng bộc lộ những mặt trái của nó, gây nên những khó khăn,

thách thức lớn cho sự phát triển xã hội. Cơ chế thị trường dẫn đến sự

phân hoá xã hội, đặc biệt về mặt thu nhập, tạo ra sự chênh lệch giữa giàu

nghèo, tệ nạn xã hội, thất nghiệp ngày càng gia tăng, sự du nhập các

luồng văn hóa không lành mạnh làm thay đổi không ít những quan niệm,

chuẩn mực trong xã hội và làm lung lay các giá trị đạo đức, truyền thống

tốt đẹp,… Tất cả đều góp phần tạo nên mâu thuẫn, xung đột và tác động

tiêu cực đến đời sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Vì vậy, tư vấn

là một loại hình dịch vụ đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội và con người Việt

Nam, với những thói quen sống, đặc điểm tâm lý của một nền kinh tế

nông nghiệp lạc hậu, đã xây dựng một mối quan hệ hạn hẹp, co cụm sau

lũy tre làng, nền kinh tế bao cấp trì trệ và nặng hành chánh, bệnh thành

tích,… cùng biết bao những lề thói trong hành xử, trong văn hóa, phong

cách sống và cả những kỹ năng làm việc…

Sự khác biệt giữa môi trường làm việc đầy năng động, sáng tạo, luôn

biến ảo và thay đổi với một bên là sự trì trệ, bảo thủ và cục bộ về cơ cấu

tổ chức, thói quen làm việc, đặc tính tâm lý… đã làm cho mỗi cá nhân

trong tổ chức doanh nghiệp phải đối đầu với một thực tế như là “cú sốc

tương lai”.

Người ta chưa quen làm việc dưới áp lực cao, làm việc theo nhóm,

theo dự án, chưa quen làm việc theo những nguyên tắc dây chuyền,

chuyên môn hóa cao. Vì vậy, con người nhanh chóng mệt mỏi, căng

thẳng, vi phạm những nguyên tắc an toàn lao động, tác phong làm việc

không chuyên nghiệp, ứng xử không phù hợp, không có kỹ năng. Con

người cảm thấy bị stress, và như thế, hàng loạt những vấn đề mâu thuẫn

trong đội ngũ nhân sự ở các doanh nghiệp đã xảy ra. Đó là một vấn đề

gây tổn thất lớn cho các doanh nghiệp, cho sự phát triển và hội nhập của

doanh nghiệp Việt Nam với thế giới.

Qua nghiên cứu thực trạng về nhu cầu tư vấn tâm lý và chăm sóc đời

sống tinh thần cho người lao động do Hội Tâm lý Thành phố phối hợp

với Công ty Hồn Việt thực hiện tháng 3-2006, khảo sát trên 531 người

lao động và 28 nhà doanh nghiệp cho thấy:

+ Trong 531 người lao động có 253 người (chiếm 48%) cho rằng vai

trò của nhà tâm lý trong doanh nghiệp là rất cần thiết và 234 người

(chiếm 44%) cho là cần thiết.

+ Trong 28 nhà doanh nghiệp có 9 người (chiếm 32%) cho là rất cần

thiết và 16 người (chiếm 57%) cho là cần thiết.

Xuất phát từ những vấn đề nóng bỏng trước thực tế trên, muốn tìm

hiểu người lao động hiện nay có suy nghĩ như thế nào về dịch vụ tư vấn,

họ có sẵn sàng đón nhận dịch vụ tư vấn chưa, người nghiên cứu chọn

hướng nghiên cứu với đề tài: “Nhận thức và thái độ của người lao động

về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp”

2. Mục đích nghiên cứu

- Giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có cơ sở để hình thành các quyết

định, các phương pháp chăm sóc tinh thần cho người lao động.

- Thực hiện áp dụng mở rộng các hình thức tư vấn tâm lý cho người

lao động ở các doanh nghiệp.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ một số vấn đề về lý luận nhận thức, thái độ của người lao

động trên những mức độ nhất định.

- Làm rõ khái niệm tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp.

- Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ của người lao động về tư

vấn tâm lý trong doanh nghiệp.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và hình thành

thái độ tích cực để người lao động ủng hộ việc thực hiện tư vấn tâm lý

trong doanh nghiệp, các biện pháp phát triển tư vấn tâm lý trong doanh

nghiệp.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu:

- 239 người lao động làm việc tại các doanh nghiệp (175 nghiên cứu

thực trạng, 64 thực nghiệm)

- 80 nhà quản lý các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh (20

nghiên cứu thực trạng, và 60 thực nghiệm)

4.2. Đối tượng nghiên cứu:

Nhận thức và thái độ của người lao động về nội dung, hình thức tư

vấn tâm lý trong doanh nghiệp.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận:

- Phương pháp tiếp cận hệ thống, logic

- Phương pháp tiếp cận lịch sử

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

- Nghiên cứu tài liệu

- Điều tra bằng An-ket

- Phỏng vấn

- Thử nghiệm tư vấn trong doanh nghiệp để so sánh sự khác biệt giữa

nhận thức, thái độ của người lao động trước và sau khi được thụ hưởng

dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp

- Toán thống kê

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn:

Nghiên cứu nhận thức và thái độ của người lao động về công việc tư

vấn tâm lý như một dịch vụ không chuyên tại các doanh nghiệp.

6.2. Phạm vi: Nghiên cứu trên địa bàn TP. HCM.

7. Giả thuyết nghiên cứu

7.1. Người lao động tại các doanh nghiệp có nhận thức và thái độ chưa rõ

ràng về tư vấn tâm lý, họ chỉ mới biết đơn giản, chưa hiểu rõ về dịch vụ

này.

7.2. Sau khi tổ chức dịch vụ tư vấn tâm lý ở doanh nghiệp, nhận thức và

thái độ của người lao động về dịch vụ này có thay đổi theo hướng tích

cực.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương.

- Chương 1: Cơ sở lý luận

- Chương 2: Giới thiệu cách thức tổ chức và nghiên cứu nhận thức và

thái độ của người lao động về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp

- Chương 3: Thực trạng nhận thức và thái độ của người lao động về tư

vấn tâm lý trong doanh nghiệp

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
  • Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư ...

Upload: ngoctrung_05_02

📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 752
Lượt tải: 17

Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về tự sát ...

Upload: hoanganh1969

📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 484
Lượt tải: 17

Vấn đề nhân cách trong Tâm lý học

Upload: Namtienadv

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1207
Lượt tải: 24

Nhận thức của học sinh trường ptth tây thuỵ ...

Upload: hungkbq4

📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 690
Lượt tải: 16

Nhận thức và thái độ của sinh viên trường ...

Upload: adzdot_vn1

📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 724
Lượt tải: 17

Những vấn đề về nghiên cứu về khủng hoảng ...

Upload: goliath1180

📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 2936
Lượt tải: 20

Nguyên nhân của các vấn đề sức khỏe tâm thần

Upload: huongchip87

📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 683
Lượt tải: 19

Tìm hiểu về trình độ điều phối hoạt động của ...

Upload: diepgian86

📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 702
Lượt tải: 16

Nhận thức của người dân về hiện tượng bạo ...

Upload: luongkieuphong

📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 781
Lượt tải: 19

Tiểu luận tậm lý học vấn đề nhân cách

Upload: foxtrader9

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 920
Lượt tải: 28

Tâm lý người mua và người bán

Upload: thaitrucphuong

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 508
Lượt tải: 17

Nêu quân điểm về ý kiến Chú ý sau chủ định ...

Upload: tramnhi10

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 2248
Lượt tải: 20

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Nhận thức và thái độ của người lao động về ...

Upload: dautu9999

📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 594
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Khoa học xã hội Tâm lý học
Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp MS: LVTLH007 SỐ TRANG: 93 TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC NĂM: 2008 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về lý luận: Khi đối diện với những sự vật, hiện tượng, con người luôn tìm cách trả lời câu hỏi “đó là cái gì”. Bất kỳ một hiện tượng pdf Đăng bởi
5 stars - 297951 reviews
Thông tin tài liệu 93 trang Đăng bởi: dautu9999 - 09/12/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 09/12/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp