Mã tài liệu: 140394
Số trang: 21
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục và tăng cường công cuộc Đổi mới kinh tế trên nhiều lĩnh vực và đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế. Tuy giành lại được độc lập từ ngày 2/9/1945, nhưng Việt Nam phải trải qua 30 năm kháng chiến, đến năm 1975 đất nước mới hoàn toàn thống nhất. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, hậu quả chiến tranh quá nặng nề cùng với những thiếu sót, sai lầm trong chỉ đạo kinh tế, duy trì quá lâu cơ chế tập trung bao cấp nên đến năm 1985 kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra vào tháng 12/1986 đã đưa ra đường lối Đổi mới trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm mà nội dung chủ yếu là xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp đó, tháng 6/1991, Đại hội VII của Đảng đã tiến hành đánh giá thành quả Đổi mới và tiếp tục thực hiện đường lối Đổi mới, đề ra chính sách đối ngoại phù hợp với xu thế lớn của thế giới là đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế để tạo thêm thế mạnh, tranh thủ thêm vốn và công nghệ cho phát triển kinh tế quốc dân.
Tiếp tục phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được, Đại hội Đảng lần thứ IX (tháng 4/2001) đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 nhằm xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” theo phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp công việc nội bộ, cùng phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.”
Qua hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, nhưng nước ta vẫn là một nước nghèo, kém phát triển, nông nghiệp lạc hậu, trang bị kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp nhưng có nhiều tiềm năng chưa được khai thác, để đảm bảo xây dựng đất nước theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa thì phát triển ngoại thương, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ với bên ngoài là một yêu cầu cấp bách. Chúng ta phải mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại tạo chỗ đứng trên trường quốc tế.
Qua việc tham khảo tài liệu cùng các kiến thức đã được học, tôi đã chọn đề tài : “ Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.”
Kết cấu đề tài:
I.Những vấn đề cơ bản về kinh tế đối ngoại
II.Thực trạng kinh tế đối ngoại của Việt Nam một số năm trước đến nay
III.Giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 181
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 16