Mã tài liệu: 248627
Số trang: 6
Định dạng: doc
Dung lượng file: 103 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quan niệm về tài phán hành chính và mô hình tài phán hành chính ở mỗi quốc gia là rất khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế- xã hội, thiết chế quyền lực Nhà nước, các yếu tố về truyền thống pháp lý . của từng quốc gia. Vậy ở Việt Nam, quan niệm về vấn đề này như thế nào và tại sao nước ta lại lựa chọn mô hình tòa hành chính trong hệ thống TAND?
Bài viết của chúng em còn nhiều điểm thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn !
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái niệm tài phán hành chính ở Việt Nam
1.Những hoạt động có tính chất tài phán hành chính trước đây ở nước ta.
1.1.Những hoạt động mang tính chất tài phán hành chính trong xã hội phong kiến.
Nhiều hoạt động mang tính chất tài phán hành chính đã xuất hiện và phát triển qua các thời đại phong kiến. Ở nước ta, trong các thời kì xây dựng và củng cố Nhà nước phong kiến độc lập như: Lý, Trần, Lê sơ tuy chưa có cơ quan tài phán hành chính chuyên trách nhưng đã có những hoạt động quản lí mang tính chất tài phán hành chính.
Vào đời nhà Lý (1010-1225), Vua Lý Thái Tông khi lên ngôi đã kiện toàn một bước bộ máy Nhà nước, cho phép “đặt hai bên tả hữu thềm rồng hai lầu chuông” để người dân khi muốn kiện quan nào đó thì đánh chuông để vua hoặc các quan lại triều đình xét xử. Trong nội dung pháp luật thời này đã có những chế định ngăn ngừa những người có quyền thế chiếm đất đai của người dân.
Đời nhà Trần (1226 – 1440), bên cạnh các cơ quan và chức quan đã có dưới thời Lý, nhà vua đã đặt thêm nhiều cơ quan và chức quan mới chuyên trách giải quyết việc khiếu kiện hành chính. Đặc biệt, quan lại hành chính ở địa phương được giao phụ trách việc giải quyết kiện tụng ở khu vực mình quản lí.
Đời nhà Lê sơ (1428 – 1527) với sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức 1483 đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động lập pháp của Nhà nước phong kiến. Bộ luật này gồm nhiều chế định liên quan đến luật hành chính và tố tụng hành chính.
Dưới thời triều Nguyễn (1802 – 1858), Bộ luật Gia Long được ban hành 1815 có nhiều điều khoản quy định hành vi phạm pháp của quan lại trong khi thi hành nhiệm vụ công với các hình thức chế tài; quy định về thủ tục kiện tụng của người dân trong đó có thủ tục hòa giải được đề cao, hòa giải vẫn không thỏa đánh mới được xét xử theo luật.
Tóm lại, dưới chế độ phong kiến, mặc dù những hoạt động có tính chất tài phán hành chính đã xuất hiện nhưng nói chung vẫn nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, khiếu kiện của người dân khó được giải quyết bởi gặp sự cản trở của đội ngũ quan lại tham nhũng, kiện quan vẫn là một điều xa hoa với người dân.
1.2. Các hoạt động tài phán hành chính từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời (02/09/1945) đến trước khi Tòa hành chính được thành lập (01/07/1996)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 316
👁 Lượt xem: 850
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1173
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 728
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1150
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 17