Mã tài liệu: 244504
Số trang: 72
Định dạng: doc
Dung lượng file: 978 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
1. Lý do chọn đề tài.
Công cuộc đổi mới và phát triển đất nước ta bắt đầu từ năm 1986, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, tính đến nay đã gần 30 năm. Đây là một bước nhảy vọt về tư duy lý luận của Đảng ta, chấm dứt một thời kỳ dài nếp tư duy cũ gắn liền chế độ bao cấp, khởi nguồn cho sự ra đời và phát triển của tư duy mới đúng quy luật, đầy sáng tạo. Trong đó, đổi mới về kinh tế được coi là trọng tâm, là khâu đột phá để từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế kế hoạch hoá, vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp từng bước chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và định hướng XHCN. Điều đó đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH ổn định, liên tục trong những thập kỷ qua, từng bước đưa Việt Nam phát triển và hội nhập với thế giới. Song song với quá trình này, nền HCNN cũng có những bước thay đổi. CCHCNN được đặt ra như một yêu cầu khách quan của thực tiễn, của quy luật sự phù hợp giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng.
CCHCNN được xác định là một bộ phận quan trọng trong đường lối của Đảng và Nhà nước, là nội dung cơ bản, nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN. Trong những năm qua dù có những khó khăn và tồn tại nhất định song CCHC đã góp phần đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, giữ vững và ổn định chính trị, tăng cường khả năng hội nhập quốc tế của đất nước và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân.
Trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi Việt Nam tham gia vào WTO (Tổ chức Thương mại thế giới), yêu cầu CCHC càng trở nên cấp thiết và trở thành nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực, từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân và các đường lối, chủ trương mở rộng giao lưu, hợp tác với các quốc gia trên thế giới.
CCHC là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, lại diễn ra trong điều kiện thiếu kiến thức và kinh nghiệm về QLHCNN trong thời kỳ mới, có nhiều vấn đề phải vừa làm, vừa tìm tòi rút kinh nghiệm. Thực hiện nhiệm vụ CCHC không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước mà đòi hỏi cần có sự đồng tình, tham gia tích cực của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan và toàn xã hội, trong đó không thể không kể đến sự tham gia của hệ thống các cơ quan báo chí và đội ngũ những nhà báo có năng lực. Tham gia vào công cuộc CCHC, báo chí cả nước đều chung tay góp sức, bám sát đời sống xã hội, thông tin nhanh chóng các tin tức sự kiện, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước tới quần chúng, góp phần củng cố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề của CCHC được tuyên truyền, phổ biến, phản ánh trên báo TPO và tạp chí QLNN.
- Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu làm rõ vai trò và sự tham gia của báo TPO và Tạp chí QLNN trong công tác CCHC chung của đất nước trong khoảng thời gian từ tháng 1/2009 đến tháng 5/2010.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vấn đề CCHC trên TPO và tạp chí QLNN nhằm mục đích:
- Góp phần làm sáng tỏ vai trò của báo chí trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, trao đổi kinh nghiệm lý luận và thực tiễn về hoạt động CCHC, cụ thể là qua báo TPO và tạp chí QLNN;
- Tìm hiểu những đóng góp của báo chí trong quá trình thực hiện CCHC ở nước ta trong những năm qua.
- Thông qua quá trình nghiên cứu, người viết muốn đóng góp một vài kiến nghị, đề xuất các giải pháp góp phần gợi mở hướng giải quyết những vấn đề khó khăn đang đặt trong công tác tuyên truyền, phản ánh CCHC trên báo chí, truyền thông, cụ thể là trên báo TPO và tạp chí QLNN.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về vai trò của báo chí, đặc biệt trong công tác tuyên truyền, phản ánh công cuộc CCHC.
- Chỉ ra thực trạng CCHC và các hình thức phản ánh, thông tin về vấn đề CCHC trên báo TPO và tạp chí QLNN.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin tuyên tuyền về CCHC trên báo chí nói chung, và trên báo TPO và tạp chí QLNN nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên học thuyết Mác - Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; lý luận về vai trò của báo chí với sự phát triển của xã hội.
Khoá luận còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như:
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp so sánh, khái quát hóa;
- Phương pháp thống kê.
6. Lịch sử nghiên cứu
Báo chí có vai trò rất quan trọng đối với công cuộc CCHC ở nước ta, song cho tới nay tại khoa Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) vẫn chưa có tác giả nào tiến hành nghiên cứu về vấn đề này.
Nhận thức được sự cần thiết và tính cấp bách của vấn đề, tác giả đã mạnh dạn tiên phong nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tế vai trò của báo chí, truyền thông trong quá trình thực hiện công cuộc CCHC ở nước ta hiện nay. Là đề tài mới và tương đối khó, trong phạm vi của một khoá luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế trong quá trình nghiên cứu nhưng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng truyền thông về công cuộc CCHC ở nước ta trong thời gian tới.
7. Kết cấu của khoá luận
Tên khoá luận: “Vai trò của báo chí trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay”.
Kết cấu khoá luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu khoá luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Tầm quan trọng của cải cách hành chính và vai trò của báo chí – truyền thông trong cải cách hành chính;
Chương 2: Khảo sát vấn đề cải cách hành chính trên báo Tiền phong Online và tạp chí Quản lý nhà nước;
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng truyền thông cải cách hành chính trên Tiền phong Online và tạp chí Quản lý nhà nước
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 728
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 1120
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 316
👁 Lượt xem: 850
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1354
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 711
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 633
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1173
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 744
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 21