Mã tài liệu: 220706
Số trang: 102
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 996 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội, từ Đại hội VI lịch sử - đại hội mở ra thời kỳ đổi mới, đến nay đã luôn kiên trì và không ngừng phát triển đường lối đối ngoại đổi mới, trong đó có đối ngoại về kinh tế. Quan điểm chủ đạo của chính sách kinh tế đối ngoại nước ta được Đảng ta khẳng định là: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và các tranh chấp bằng thương lượng”.
Riêng về kinh tế, Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ: “mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại chủ động, tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế”. Đại hội IX tiếp tục khẳng định: “Phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Nghị quyết 7 của Bộ Chính trị khóa IX một lần nữa khẳng định: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng XHCN bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”.
Từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng, ta nhận thấy việc hội nhập kinh tế quốc tế là điều tất yếu khách quan. Hơn nữa, việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội của một quốc gia đi lên, và quan trọng là sẽ có nhiều cơ hội thu hút đầu tư từ nước ngoài đổ vào, đặc biệt là những nước còn chậm phát triển. Việt Nam ngoài những thuận lợi đáng kể về mặt vị trí địa lý, tự nhiên, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thì việc là thành viên của ASEAN, APEC và WTO thì việc hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút đầu tư là cần thiết. Qua thực tiễn 15 năm đổi mới, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng ta đã xác định nền kinh tế nước ta gồm 5 thành
phần: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Đà Nẵng là thành phố nằm ở trung độ của đất nước, nằm trên trục đường chính
Bắc - Nam về đường bộ (Quốc lộ 1A), đường biển và đường hàng không. Bên cạnh đó là một tiềm năng du lịch đáng kể với danh lam thắng cảnh hùng vĩ, những bãi biển đẹp mơ mộng quyến rũ, gần kề với những di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn Tháng 9 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng, từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước. Trong đó, Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên; để làm được điều đó Đà Nẵng phải phát triển nhanh và mạnh và bền vững về mọi mặt. Tất nhiên, điều này phụ thuộc rất lớn vào con người, cơ sở vật chất và trình độ khoa học công nghệ của thành phố, nhưng một yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là nguồn vốn để phát triển. Có thể nói trong thời gian qua Đà Nẵng đã thu hút được rất nhiều lượng vốn đầu tư, đặc biệt là từ nước ngoài. Đầu tư nước ngoài sẽ giúp thành phố Đà Nẵng bổ sung vốn đầu tư, tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật cao, tiên tiến, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính nhờ nguồn vốn phong phú này và sự nổ lực của ban lãnh đạo cũng như toàn dân thành phố cùng với những tiềm năng phong phú mà Đà Nẵng đã có sự chuyển mình rất đáng kể trong thời gian qua. Và từ đó việc thu hút đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của thành phố Đà Nẵng. Hơn nữa, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm cho tình hình kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các thành phần kinh tế; giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, trong hoạt động thu hút và quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn những hạn chế, yếu kém; trong đó công tác QLNN cũng là một nguyên
nhân quan trọng. Là một đứa con được sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng, SVTT cũng mong muốn đóng góp chút sức mình vào công cuộc đổi mới của thành phố. Chính vì thế SVTT chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” nhằm tìm ra các nguyên nhân gây ra tình trạng hạn chế, yếu kém của công tác QLNN và một số giải pháp để khắc phục tình trạng trên, từ đó sẽ tạo nên động lực lớn cho việc thu hút FDI và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố trong tương lai.
2. Mục đích nhiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm:
- Trình bày cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khẳng định vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế; nêu lên sự cần thiết khách quan QLHCNN đối với loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay.
- Nêu hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đánh giá thực trạng hoạt động QLNN đối với các doanh nghiệp đó, các thành tựu đạt được, một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục và chỉ ra các nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém đó.
- Đưa ra phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN đối với các doanh nhiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
b. Khách thể nghiên cứu:
Các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
c. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: Nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2000 - 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các phương pháp như: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, quan sát . và với thực tiễn QLNN của Đà Nẵng về thu hút FDI và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để nghiên cứu đề tài.
5. Đóng góp của đề tài:
Đề tài cung cấp cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài, quản lý nhà nước đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, đề tài phân tích thực trạng QLNN đối với việc thu hút đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề tài đề xuất các giải pháp cụ thể như sau:
- Quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch, chuẩn bị sẵn quỹ đất để thu hút đầu tư hiệu quả, không làm nản lòng các nhà đầu tư.
- Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách theo hướng kích cầu đầu tư cởi mở, thông thoáng.
- Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian phê duyệt, thẩm định các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
- Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để tiếp đón nhà đầu tư.
- Tập trung nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư.
- Tổ chức bộ máy QLNN về đầu tư theo hướng đơn giản, hiệu quả.
- Kết hợp kiểm tra định kỳ và đột xuất để chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp, kịp thời phát hiện các sai phạm để có những phương hướng khắc phục.
6. Bố cục
Đề tài gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Chương II: Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Chương III: Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà
nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 831
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 709
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 778
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 856
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 19