Mã tài liệu: 258410
Số trang: 41
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,222 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh có hơn 70 trường đại học - học viện - cao đẳng với số lượng hơn 300.000 sinh viên. Đa phần sinh viên đều đến từ các tỉnh, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn. Nhằm giảm gánh nặng chi phí cho gia đình, nhiều sinh viên từ năm nhất đã bắt đầu đi làm thêm để có thu nhập trang trải chi phí học tập và sinh hoạt. Phần lớn sinh viên lựa chọn các công việc bán thời gian để có thể vừa đi làm vừa đi học. Trong số các công việc bán thời gian đó thì dạy kèm tại nhà cho học sinh (gia sư) là một trong những lựa chọn hàng đầu của sinh viên. Bởi lẽ gia sư là công việc không làm mất nhiều thời gian của sinh viên, công việc gia sư cũng ít vất vả hơn các công việc bán thời gian khác như phục vụ, bán hàng .
Trước thực tế đó, hàng loạt các trung tâm gia sư, trung tâm giới thiệu việc làm xuất hiện thực hiện cung cấp dịch vụ giới thiệu việc dạy kèm cho sinh viên do nhu cầu tìm việc “dạy kèm” trong sinh viên là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay sự thành lập và hoạt động của các trung tâm gia sư đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải có sự quản lý của các cơ quan nhà nước như các trung tâm gia sư hoạt động không có giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm, các trung tâm này đã có nhiều hành vi làm ảnh hưởng tới lợi ích của sinh viên đi tìm việc, của các giảng viên, của các trường Đại học, gia đình học sinh có con em cần tìm người dạy kèm tại nhà Do đó sự thành lập và hoạt động của các trung tâm gia sư này đang là vấn đề cần phải được quan tâm, chú ý dưới góc độ quản lý nhà nước.
Xuất phát từ lý do trên, nhóm đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với các trung tâm gia sư trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh (từ thực tế nghiên cứu tại Quận 10)”, trên cơ sở chỉ ra thực trạng quản lý nhà nước đối với sự thành lập và hoạt động của các trung tâm gia sư, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra những giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với đối tượng này.
2. Tình hình nghiên cứu
Theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, hiện nay có khá nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước và nhiều đề tài nghiên cứu về đời sống sinh viên, về công việc làm thêm của sinh viên, tuy nhiên không có một đề tài nào nghiên cứu về việc làm gia sư của sinh viên dưới góc độ quản lý nhà nước. Hơn nữa trong hệ thống đề tài và khóa luận của sinh viên Hành chính vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước đối với các trung tâm gia sư.
Do đó, đề tài “Quản lý nhà nước đối với các trung tâm gia sư trên điạ bàn Tp. Hồ Chí Minh (từ thực tế nghiên cứu tại Quận 10)” đảm bảo được tính mới và đột phá của nó.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này Nhóm nghiên cứu mong muốn đề tài đạt được những mục tiêu sau:
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động của các trung tâm gia sư trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, chỉ ra những hoạt động ảnh hưởng đến lợi ích của các cá nhân, tổ chức đặc biệt là sinh viên.
- Tìm hiểu hoạt động quản lý nhà nước đối với các trung tâm gia sư này.
- Xác định nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước đối với chủ thể này.Trên cơ sở đó Nhóm sẽ đề ra những giải pháp và kiến nghị để quản lý tốt đối tượng này.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động của các trung tâm gia sư trên địa bàn Quận 10-Tp Hồ Chí Minh.
- Hoạt động quản lý nhà nước đối với các trung tâm gia sư tại Tp.Hồ Chí Minh (từ thực tế nghiên cứu tại Quận 10).
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Các trung tâm gia sư trên địa bàn Quận 10-Tp Hồ Chí Minh.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về các trung tâm gia sư tại Tp.Hồ Chí Minh.
- Các sinh viên làm gia sư
- Các gia đình thuê sinh viên dạy kèm
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 9/2010.
4.3.2. Không gian nghiên cứu
- Quận 10 Tp.Hồ Chí Minh
5. Kế hoạch nghiên cứu
- Từ tháng 1/2010 – 2/2010: tìm kiếm tài liệu, bài viết liên quan đền vấn đề nghiên cứu
- Từ 2/2010-1/3/2010:Hoàn thành đề cương sơ khởi
-Từ 1/3/2010-15/3/2010: tiếp tục tìm kiếm tài liêu liên quan tới đề tài, phỏng vấn sinh viên đang làm gia sư. Đi thực tế đến các trung tâm gia sư, các cơ quan quản lý nhà nước, các trường Đại học để tìm hiểu nghiên cứu.
- Bảo vệ để cương sơ khởi trước Hội đồng
- Hoàn thiện đề cương chi tiết trước ngày 5/5/2010.
- Tiếp tục phỏng vấn sinh viên, gia đình học sinh, đi thực tế các trung tâm gia sư, các cơ quan quản lý nhà nước
Hoàn thiện và bảo vệ đề tài trước hội đồng khoa học.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp lập bảng hỏi
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 711
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 835
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 856
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 780
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 771
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 17