Mã tài liệu: 296549
Số trang: 16
Định dạng: rar
Dung lượng file: 91 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
Sự nghiệp thư viện thế giới có lịch sử phát triển lâu dài. Trải qua những năm tháng cùng với bao thăng trầm… Sự nghiệp thư viện thế giới không ngừng phát triển với những bước tiến và những thành tựu đáng kể đã và đang phục vụ cho sự phát triển của các quốc gia trên cơ sở các thông tin phục vụ sự phát triển của mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Đặc biệt vai trò của thư viện trong những năm cuối thế kỷ XX. Trong giai đoạn đó sự nghiệp thư viện thế giới đã có rất nhiều đổi mới, vấn đề mới, sự kiện mới xảy ra.
Thuật ngữ thư viện xuất phát từ chữ Hy Lạp “Bibliotheca”. Trong đó “biblio” nghĩa là “sách”, “theca” có nghĩa là “bảo quản”, hiểu theo nghĩa đen thư viện là nơi bảo quản sách, là nơi tàng trữ sách báo. Người Trung Hoa cổ cho rằng “thư” là “sách”, “viện” là “nơi tàng trữ”.
Trong thời đại mới, thư viện vẫn luôn luôn được coi là toà lâu đài trí tuệ của nhân loại, nơi lưu trữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của loài người, là một bộ phận của nền văn hoá và mang thêm sắc thái mới là trung tâm thông tin, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống thông tin tư liệu của các nước, là nơi thu thập và thoả mãn nhu cầu thông tin cho quảng đại quần chúng.Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) định nghĩa: thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác kể cả đồ hoạ, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí.
Trong năm 1957 đã thành lập ủy ban thường trực mới do T.P. Xevensmơ (Hà Lan) làm chủ tịch. Có 40 người tham gia vào cuộc đầu tiên của nó. Đã quyết định khôi phục lại công trình nghiên cứu trong lĩnh vực đào tạo và trao đổi quốc tế các cán bộ thư viện. Một trong những vấn đề mà ủy ban chú ý đến là uy tín thấp của nghề thư viện ở nhiều nước và hậu quả của nó là lương thấp. Hội nghị cũng đã nhấn mạnh rằng các cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn cap thường xuyên phải thực hiện công tác kỹ thuật do thiếu các nhân viên thư viện và nhân viên văn phòng. E.Egger đã trình bày một báo cáo chi tiết được công bố với tư cách như là bản phụ trương cho các tài liệu của khóa họp lần thứ 24 Hội đồng IFLA (Vacsava, 1959). Ông đã cố bắng xác định việc đào tạo cán bộ thư viện ở các nước khác nhau tiến hành như thế nào và bằng cách gì nó gây được ảnh hưởng lên việc tuyển dụng vào biên chế của thư viện. Các câu hỏi mà ông đặt ra đụng chạm đến cấu trúc thang bậc của các thư viện, khả năng và các điểm ưu việt của việc tổ chức công tác thư viện theo 3 cấp. Trong phần đề cập đến việc đào tạo cán bộ thư viện ở nước ngoài có một bảng mà trong đó đưa ra những thông tin về hiện trạng công việc ở 14 nước, trong đó có các nước Châu Âu và nước Mỹ, ở đó có sinh viên nước ngoài học tập cũng như về 30 nhà chuyên môn đã qua các khóa học ở nước ngoài. Sau khi thông qua báo cáo này. Hội đồng IFLA được ủy quyền tác động tới việc trao đổi cán bộ thư viện. Một ý tưởng về đào tạo các nhà chuyên môn ở một số cấp độ đã nhận được sự ủng hộ, điều đó cho phép phân bổ có hiệu quả hơn trách nhiệm giữa các nhân viên và cải thiện tình hình của họ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 2851
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 1059
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16