Mã tài liệu: 251124
Số trang: 11
Định dạng: doc
Dung lượng file: 102 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
DÀN Ý :
I.KHÁI NIỆM NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ
II. NHỮNG CƠ SỞ CỦA NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Cơ sở chính trị.
2. Cơ sở pháp lý.
III.NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
1. Sự phụ thuộc của cơ hành chính Nhà nước vào cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp
2. Sự phục tùng cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương
3. Sự phân cấp quản lý
4. Sự hướng về cơ sở
5.Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương
IV. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
V.THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NHẰM ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ
1. Những thành tựu bước đầu.
2. Những khuyết điểm và yếu kém.
3. Những biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
VI. KẾT LUẬN.
V.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.KHÁI NIỆM NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ
Dân chủ là hiện tượng xuất hiện từ rất sớm trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Theo từ điển Tiếng Việt, thì “dân chủ” được hiểu là quyền tham gia, bàn bạc vào công việc chung, tôn trọng quyền lợi của từng thành viên trong xã hội; cũng có thể “dân chủ” được hiểu là chế độ dân chủ hoặc quyền dân chủ, hoặc như là một chế độ chính trị theo đó quyền làm chủ thuộc về nhân dân. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, Đảng cộng sản Việt Nam đã chọn con đường xã hội chủ nghĩa để phấn đấu, xây dựng đất nước. Như vậy dân chủ là cơ sở và nguyên tắc của lãnh đạo và quản lý xã hội, điều này cũng có nghĩa là cần phải lãnh đạo và quản lý xã hội, quản lý nhà nước nói chung là quản lý hành chính nhà nước nói riêng theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau nhưng có ba loại ý kiến khác nhau điển hình về nguyên tắc này.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng nội dung của nguyên tắc này là sự kết hợp hai mặt tập trung và dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước. “Tập trung dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất, không bao giờ được phép cường điệu hoặc coi nhẹ bất cứ mặt nào. Vì như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả như: chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ, hạn chế tự do, sáng tạo, coi thường pháp luật v.v ”. “Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất kết hợp hài hòa với nhau. “Nghệ thuật của sự vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ là tìm tỷ lệ kết hợp tối ưu của hai mặt tập trung và dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước của từng lĩnh vực, ngành cụ thể, trong từng giai đoạn, từng hoàn cảnh, thậm chí là từng vấn đề cụ thể”. “Trong từng địa phương, từng thời điểm khác nhau cần định ra liều lượng kết hợp giữa những chế độ tập trung và chế độ dân chủ thích hợp tạo nên sự thống nhất hai mặt của nguyên tắc”. Nói như vậy cũng không có nghĩa là chúng ta dàn đều cả hai nội dung tập trung và dân chủ”.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ là “sự” tập trung “một cách” dân chủ. Nguyên tắc này thể hiện sự tập trung trên cơ sở dân chủ chân chính, kết hợp sáng tạo với sự thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh và tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cao. V.I. Lênin đã nhấn mạnh rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ ở nghĩa chung nhất là: tập trung được hiểu ở nghĩa dân chủ thực sự.
Ngoài ra, còn có loại ý kiến thứ ba cho rằng tập trung dân chủ là việc thủ trưởng có toàn quyền quyết định các vấn đề của cơ quan trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân viên. Hay nói một cách khác, việc đóng góp ý kiến của cán bộ, công nhân viên, các thành viên trong cơ quan, đơn vị chỉ có ý nghĩa tham khảo và việc quyết định thuộc thẩm quyền của thủ trưởng.
Như vậy, có thể thấy đa số các ý kiến cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước là sự kết hợp giữa hai yếu tố (hai mặt) tập trung và dân chủ. Sự kết hợp giữa các mặt này là không giống nhau, điều đó phụ thuộc vào tính chất của các cơ quan, phụ thuộc vào trình độ quản lý, vào điều kiện cụ thể về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 849
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 986
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 801
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 995
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1012
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 766
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 746
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 738
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 868
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1264
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 796
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 860
⬇ Lượt tải: 20