Mã tài liệu: 220677
Số trang: 219
Định dạng: doc
Dung lượng file: 3,198 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 30 năm hoạt động xuất khẩu lao động, đặc biệt là gần 20 năm vận hành theo cơ chế thị trường, hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam đang được coi là mũi nhọn của kinh tế đối ngoại, hàng năm gần 100 ngàn người ký hợp đồng tham gia xuất khẩu lao động, (hiện nay Việt Nam có khoảng 500 ngàn lao động đang có mặt ở trên 40 quốc gia và khu vực trên thế giới), hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam đã được coi là giải pháp quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu bức xúc về việc làm trước mắt cho một bộ phận nguồn nhân lực trong nước, vì mục tiêu xã hội: Xoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp.
Không chỉ mang lại một nguồn thu nhập cho người lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước mà hoạt động xuất khẩu lao động còn là công cụ để tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ tiên tiến nước ngoài, thông qua đó đào tạo một đội ngũ lao động có chất lượng cao về chuyên môn, ngoại ngữ và tác phong lao động công nghiệp, mang tính chiến lược trong quá trình phát triển & hội nhập kinh tế thế giới, đồng thời tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế và nâng cao một bước công tác quản lý Nhà nước của các cơ quan trung ương cũng như chính quyền địa phương.
Sau khi trở thành thành viên của WTO, với hàng loạt các chính sách cải thiện môi trường theo hướng mở cửa kinh tế, Việt Nam đã được coi là thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó không ít các thị phần này thuộc về các nước có lao động Việt Nam đang làm việc. Trong khi nguồn lao động rẻ và có sẵn không qua đào tạo ở Việt Nam đã không đủ hấp dẫn với tiêu chí tuyển chọn của các nhà đầu tư với các ngành, lĩnh vực tiên tiến, bên cạnh đó những hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho lao động tại chỗ vẫn chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của thực tế lao động thời kỳ hội nhập thì nguồn nhân lực sau XKLĐ được đánh giá là thích hợp nhất, nhưng đến nay Nhà nước vẫn chưa có những chính sách mang tính hệ thống, đảm bảo hiệu lực và thực thi để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng tại Việt Nam.
Bởi vậy, nghiên cứu và đi tìm các giải pháp thích hợp, đồng bộ, hiệu quả, có hệ thống từ phía chính sách của Nhà nước là một chủ đề cần thiết. Tác giả chọn đề tài: Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam, để nghiên cứu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 703
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 708
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 834
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 821
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 770
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 745
⬇ Lượt tải: 25
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 219
👁 Lượt xem: 965
⬇ Lượt tải: 16