Mã tài liệu: 259004
Số trang: 113
Định dạng: doc
Dung lượng file: 616 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
Thạc sỹ quản lý hành chính công:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thể chế chính trị ở nước ta là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đây là cơ chế chung trong quản lý xã hội. Trong đó, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân ”[URL="/#_ftn1"]. Đảng lãnh đạo xã hội thông qua Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, qua đó nhằm nâng cao hơn nữa công tác chính trị, tư tưởng, lấy tuyên truyền, thuyết phục, vận động làm phương thức quan trọng để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và xã hội. Mặt trận Tổ quốc là ngôi nhà chung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Mặt trận tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài; Mặt trận tuyên truyền sâu rộng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, về các hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể để cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhận thức đầy đủ về tinh thần và nhiệm vụ của đất nước, tạo sự đồng thuận xã hội, đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu do Đảng đề ra.
Quan hệ giữa Mặt trận với chính quyền là quan hệ hợp tác, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ chung của đất nước. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử, cho đến giai đoạn hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn là một tổ chức không thể thiếu trong sự nghiệp cách mạng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện cho quyền lợi hợp pháp và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, là cầu nối bền chặt giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, luôn song hành cùng nhà nước hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của Đảng. Sự phối hợp giữa Nhà nước và MTTQ Việt Nam trong công tác vận động nhân dân tham gia xây dựng chính quyền đã được xác định trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, một trong những nội dung quan trọng của cải cách bộ máy Nhà nước hiện nay là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Tuy nhiên, trên thực tế, vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói chung và việc phối hợp với Nhà nước trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền nói riêng chưa được đánh giá đúng và đầy đủ, từ đó dẫn đến những hạn chế trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mặt khác, với tình hình quốc tế và trong nước hiện nay, trong chiến lược tăng cường phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước Việt Nam thực sự của dân, do dân, vì dân, việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền đang trở thành nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Do vậy, tôi chọn đề tài “Sự phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền” làm luận văn thạc sĩ khoa học Hành chính công để khẳng định sự phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân tham gia xây dựng chính quyền là một công tác rất quan trọng của Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
[TABLE="align: center"]
[TD="colspan: 2"]MỞ ĐẦU
1
[TD="colspan: 2"]Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG VIỆC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
6
[TD="colspan: 2"]1.1. Cơ sở lý luận
6
1.1.1
Khái niệm, chức năng, đặc trưng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác phối hợp với Nhà nước vận động nhân dân xây dựng chính quyền
6
1.1.2
Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
11
1.1.3
Mối quan hệ phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
17
[TD="colspan: 2"]1.2. Cơ sở pháp lý
22
1.2.1
Các văn bản pháp luật quy định công tác phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền
22
1.2.2
Những nội dung cơ bản của công tác phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền
25
[TD="colspan: 2"]Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG VIỆC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
34
[TD="colspan: 2"]2.1. Những hoạt động chủ yếu về công tác phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền
34
2.1.1
Phối hợp vận động nhân dân tham gia công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
34
2.1.2
Phối hợp vận động nhân dân tham gia giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
45
2.1.3
Phối hợp vận động nhân dân tham gia xây dựng pháp luật; phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân
63
2.1.4
Phối hợp vận động nhân dân tham gia hoạt động tố tụng, tuyển chọn thẩm phán, giới thiệu Hội thẩm nhân dân
71
[TD="colspan: 2"]2.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền; nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
76
2.2.1
Những tồn tại, hạn chế
76
2.2.2
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
82
[TD="colspan: 2"]Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG VIỆC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
85
[TD="colspan: 2"]3.1. Bối cảnh quốc tế, bối cảnh trong nước và tâm trạng các tầng lớp nhân dân
85
[TD="colspan: 2"]3.2. Một số quan điểm và phương hướng của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền
91
[TD="colspan: 2"]3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền.
94
3.3.1
Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị, cụ thể hoá vai trò nhân dân xây dựng chính quyền nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền trong sạch, vững mạnh
94
3.3.2
Tăng cường bổ sung và thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính Phủ, Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Nhân dân; Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong mối quan hệ phối hợp hoạt động với bộ máy chính quyền các cấp
94
3.3.3
Xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
100
3.3.4
Những đề nghị đối với bản thân hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
101
[TD="colspan: 2"]KẾT LUẬN
106
[TD="colspan: 2"]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
107
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 770
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 915
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 986
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 1118
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 947
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 1001
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 18