Mã tài liệu: 89807
Số trang: 93
Định dạng: docx
Dung lượng file: 420 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
Công cuộc đổi mới đất nước được Đảng ta lãnh đạo và khởi xướng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986); với nhiệm vụ đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục và đào tạo (GD&ĐT); trong đó, đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Tại Hội nghị lần thứ Hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở (THCS) giai đoạn 2001 – 2005 và mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 cả nước hoàn thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Ngày 28/12/2000, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 61/CT-TW về phát triển giáo dục phổ thông và thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: Phải đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh các giải pháp để thực hiện phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi, đảm bảo chất lượng và bền vững, tiến tới hoàn thành phổ cập giáo dục THCS trên cả nước vào những năm đầu thế kỷ 21.
Yên Bái là một tỉnh miền núi nhiều dân tộc (có 13 dân tộc), kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp và không đồng đều; một số tập tục lạc hậu vẫn tồn tại dai dẳng trong sản xuất và đời sống của bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số; tỷ lệ đói nghèo còn cao ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XV (2001) đã xác định: Mục tiêu phấn đấu của tỉnh Yên Bái sẽ hoàn thành và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS vào năm 2007 (sớm hơn mục tiêu chung của cả nước là 3 năm).
Thực hiện mục tiêu đó, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp để triển khai thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS; trong đó, có các giải pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục THCS ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái, nhất là sự phấn đấu tích cực của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh trong quá trình quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS tại địa phương.
Dân tộc Dao Trắng là một nhánh của dân tộc Dao ở tỉnh Yên Bái, với số dân trên 20 ngàn người (bằng 2,63% dân số tỉnh Yên Bái); sống tập trung ở ven sông Chảy thuộc địa bàn 2 huyện Yên Bình và Lục Yên. Từ khi xây dựng Nhà máy thuỷ điện Thác Bà (1960), đồng bào Dao Trắng phải rời quê hương lên định cư ở 14 xã ven Hồ Thác Bà và dọc Quốc lộ 70 (Ngọc Chấn, Xuân Lai, Yên Thành, Phúc An, Tân Hương, Cẩm Ân, Bảo Ái, Tân Nguyên, Trung Tâm, Phúc Lợi, Trúc Lâu, Động Quan, Khánh Hoà, An Lạc). Đây là một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn nhất về đời sống vật chất và tinh thần so với các dân tộc thiểu số khác ở Yên Bái (kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp và đánh bắt thuỷ sản trên hồ; tỷ lệ đói nghèo cao, việc hưởng thụ các giá trị văn hoá, tinh thần rất hạn chế).
Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã có nhiều chủ trương hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng này. Nhưng là tỉnh miền núi nghèo, nhiều dân tộc, kinh tế chậm phát triển nên sự đầu tư còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, do những tập quán lạc hậu của đồng bào như: đông con, thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn và ngôn ngữ “bất đồng” (chủ yếu dùng tiếng Dao Trắng), cùng với tư tưởng bằng lòng với cuộc sống vốn có đã khiến cho đồng bào Dao Trắng ở Yên Bái dần dần lạc hậu hơn so với sự phát triển chung của cả cộng đồng.
Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước trong những năm đầu thế kỷ 21, Đại hội XV, XVI Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã đề ra nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001 – 2010; mục tiêu: Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS vào năm 2007, thực hiện phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi, tiến tới phổ cập giáo dục THPT; với trách nhiệm của người tham gia quản lý Nhà nước về lĩnh vực dân tộc ở địa phương, tôi lựa chọn đề tài: “Giải pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc Dao Trắng tỉnh Yên Bái trong bối cảnh hiện nay” để nghiên cứu. Hy vọng đề tài sẽ góp thêm những giải pháp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Dao Trắng và các dân tộc thiểu số trong tỉnh, góp phần xây dựng quê hương Yên Bái phát triển toàn diện, vững chắc.
Kết cấu luận văn là:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xác lập các giải pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Chương 2: Thực trạng về công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở Yên Bái nói chung và vùng đồng bào dân tộc Dao Trắng nói riêng giai đoạn
Chương 3: Giải pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc Dao Trắng tỉnh Yên Bái trong bối cảnh hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 884
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 763
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 908
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 931
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 2071
⬇ Lượt tải: 60
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 832
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 1995
⬇ Lượt tải: 22