Tìm tài liệu

Co hoi tiep can va thu huong giao duc tieu hoc cua cong dong dan toc thieu so tinh Lam Dong

Cơ hội tiếp cận và thụ hưởng giáo dục tiểu học của cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng

Upload bởi: tuanxd2009

Mã tài liệu: 219018

Số trang: 0

Định dạng: zip

Dung lượng file: 2,311 Kb

Chuyên mục: Hành chính học

Info

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cơ hội (opportunity) là sự kết hợp hài hòa giữa không gian, thời gian (cơ

bản) cùng với sự tương tác lẫn nhau (nhận thức) giữa khách thể và chủ thể.

Trước hết, vấn đề cơ hội là vấn đề được đặt ra cho mọi đối tượng trong đời sống

xã hội. Ai cũng cần có cơ hội, làm gì muốn thành công cũng phải quan tâm đến

cơ hội. Có cơ hội cho một đời người (chẳng hạn một cuộc tình), có cơ hội cho

một dân tộc (chẳng hạn một cuộc cách mạng), có cơ hội cho một phi vụ làm ăn

(trong buôn bán, trong sản xuất). Thậm chí trong những trò chơi cơ hội cũng

đóng một vai trò quan trọng (một cầu thủ bỏ qua cơ hội sút bóng vào khung

thàng đối phương). Cơ hội có thể ngắn, có thể dài tùy thuộc vào từng điều kiện

cụ thể. Tục ngữ Việt Nam có những câu rất hay: Trâu chậm uống nước đục.

Khi gặp được cơ hội thì Cờ đến tay ai người ấy phất. Không gặp cơ hội thì

nhiều khi Thất cơ lỡ vận.

Tuy nhiên trong cơ hội lại thường tiềm ẩn những nguy cơ. Tục ngữ có câu:

Tham bát bỏ mâm là vì thế. Điều này có nghĩa là tận dụng cơ hội nhưng không

lường hết hậu quả của nó. Thí dụ, những năm gần đây đầu tư của tư bản nước

ngoài vào Việt Nam là rất lớn ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một cơ hội

để đất nước chúng ta phát triển và giải quyết nhiều vấn đề xã hội. Chẳng hạn:

hàng trăm khu công nghiệp mọc lên tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người,

hàng hóa làm ra dồi dào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, ngân sách

nhà nước tăng lên, hạ tầng cơ sở có điều kiện để cải tạo và xây dựng mới, nhiều

thành phố mới được xây, nhiều khu nhà cao tầng xuất hiện. Tóm lại là trong tình

hình hiện nay chúng ta đang có những điều kiện thuận lợi để vươn lên. Tuy

nhiên từ đó chúng ta lại phải đối mặt với những nguy cơ lớn: Tiền lương công

nhân rẻ mạt, doanh nghiệp không đóng bảo hiểm, bãi công, đình công xảy ra

thường xuyên, và sau đó là nạn thất nghiệp. Chưa hết, nông dân mất đất, dồn

vào thành phố làm ăn với đủ loại nghề khác nhau: chạy xe ôm, bán vé số, bán

hàng rong, làm thợ hồ, khuân vác, làm người giúp việc Giới trẻ nông thôn ra

thành phố làm thuê cho các khu công nghiệp, bỏ đất đai canh tác cho người già

và trẻ em. Điều quan trọng hơn, lực lượng này mang tâm thức và bản lĩnh nông

dân vào cuộc sống đô thị. Chúng ta đang nói đến công cuộc đô thị hóa nông

thôn nhưng chúng tôi lại nghĩ rằng đô thị Việt Nam đang bị nông thôn hóa

một cách mạnh mẽ. Điều này thể hiện rõ trong hiểm họa ô nhiễm môi trường và

tai nạn giao thông. Đối với Việt Nam hiện nay, việc nắm bắt cơ hội là cả một

vấn đề sống còn, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế nhưng dự báo được những nguy cơ

cũng là vấn đề mang ý nghĩa sống còn không kém. Trong xu thế hội nhập của

đất nước với thế giới ngày nay, cơ hội gắn liền với thông tin và tri thức cùng với

những dự báo mang tính toàn cầu hoặc ít ra cũng khu vực. Những bài học về

xuất khẩu cá basa, cá tra, tôm, điều, cà phê, hay lúa gạo hoặc nhập khẩu những

dây chuyền máy móc, thiết bị những năm gần đây cho chúng ta thấy điều đó.

Gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam có điều kiện để phát triển mạnh mẽ nhưng

cũng đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi mỗi một thành phần kinh tế,

mỗi một cá thể trong cộng đồng có tri thức về nó. Có nghĩa là mặt bằng dân trí

phải được quan tâm đặc biệt.

Việt Nam có hơn 50 dân tộc khác nhau, trong đó Lâm Đồng có hơn 40 dân

tộc anh em. Tuy nhiên sự phát triển giữa các dân tộc là không đồng đều, đặc biệt

dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Về cơ bản, các dân tộc thiểu số là ở vùng

sâu vùng xa nên cuộc sống của họ gắn liền với nghèo đói và lạc hậu. Bởi vậy, cơ

hội tiếp cận và thụ hưởng giáo dục còn rất hạn chế. Sự tương tác giữa chủ thể

tiếp cận và khách thể tạo cơ hội chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Chúng

tôi chọn nghiên cứu đề tài này trước hết là muốn tìm hiểu trong điều kiện hiện

nay giáo dục tiểu học ở Lâm Đồng thực chất đã phát triển đến mức độ nào. Từ

đó chỉ ra những bất cập, kiến giải những nguyên nhân. Trong sự gắn kết này

chúng tôi muốn nâng cao tính thực tiễn của những công trình nghiên cứu khoa

học đối với địa phương chứ không muốn sau khi nghiệm thu xong chúng rơi vào

quên lãng với một mớ lý thuyết vô bổ. Đề tài phải được ứng dụng vào đời sống,

trước hết là một đóng góp thực sự đối với tình hình giáo dục của cả nước hiện

nay nói chung và của Lâm Đồng nói riêng.

Thứ tư, cơ hội và nguy cơ thường đi với nhau. Cơ hội tiếp cận và thụ

hưởng giáo dục của cộng đồng cư dân ở Lâm Đồng là rất tốt nhưng còn tiềm ẩn

những nguy cơ gì cần dự báo?! Chẳng hạn, nếu không có sự đồng bộ thì đường

càng tốt tiềm ẩn tai nạn giao thông càng nhiều. Một thí dụ khá sinh động: người

nông dân ra thành phố, đi trên đường cao tốc như đi trong ngõ xóm hay bờ

ruộng quê nhà. Đó là một nguy cơ. Một thí dụ khác: một giáo viên rất nhiệt tình

với nghề dạy học, được đào tạo bài bản về tri thức, nhưng lại không biết tiếng

dân tộc, không biết gì về văn hóa bản địa nơi anh ta làm việc. Đó là một nguy

cơ. Thực hiện đề tài này chúng tôi cũng muốn chỉ ra những nguy cơ ấy.

Từ những tiền đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Cơ hội tiếp

cận và thụ hưởng giáo dục tiểu học của cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lâm

Đồng. Chúng tôi cũng xem đây là một đánh giá độc lập (đánh giá ngoài) đối với

giáo dục tiểu học Lâm Đồng – một cách đánh giá có ý nghĩa khách quan đã

được áp dụng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu

− Mô tả thực trạng toàn diện và đầy đủ về điều kiện tiếp cận, thụ hưởng giáo

dục tiểu học ở tỉnh Lâm Đồng, theo các tiêu chí: cộng đồng dân cư (trong đó

trung tâm là trẻ em ở độ tuổi tiểu học), địa bàn cư trú, hoàn cảnh gia đình, độ

tuổi đến trường, điều kiện trường lớp, đội ngũ giáo viên tiểu học Các mô tả

này không chỉ là những con số thống kê thuần tuý mà sẽ kết hợp với những

phân tích và đánh giá định tính.

− Đánh giá chính sách: Đánh giá các chính sách của chính quyền địa phương

và của nhà nước để tìm hiểu mức độ, hiệu quả, ảnh hưởng của các chính sách

đó đối với giáo dục và đào tạo cho các cộng đồng dân cư và những vấn đề lên

quan.

− Đánh giá nhu cầu: Tiếp cận, lắng nghe nhu cầu của người dân chuẩn bị cho

kế hoạch phát triển giáo dục cho các cộng đồng dân cư trong tầm nhìn trung

hạn và dài hạn.

− Xây dựng và đề xuất các giải pháp để giải quyết những vấn đề có liên quan

đến cơ hội tiếp cận và thụ hưởng giáo dục tiểu học của các cộng đồng dân cư

tỉnh Lâm, và xem xét vai trò của hệ thống các trường tiểu học cũng như tập

thể giáo viên tiểu học trong khu vực.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Điểm và diện kết hợp

Phương pháp nghiên cứu của chúng tôi là điều tra cơ bản ở cả hai mặt:

điểm và diện kết hợp. Về điểm, chúng tôi chọn một trường ở thành phố Đà Lạt

là trường tiểu học Nguyễn Trãi và những trường ở vùng sâu vùng xa nhất như

Đồng Nai Thượng (Cát Tiên), Đạ Tong (Đạm Rông), Đinh Trang Thượng (Di

Linh), Long Lanh (Lạc Dương), Lộc Bắc (Bảo Lâm) là những nơi có đồng bào

dân tộc thiểu số sống tập trung. Về diện, phổ điều tra của chúng tôi là khá rộng

về đối tượng cũng như khu vực địa lý. Chúng tôi chọn cả ba vùng: vùng 100%

dân tộc thiểu số, vùng xen Kinh, vùng thành phố. Đối tượng khảo sát là học sin

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Giải pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục ...

Upload: chuvannam2003

📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 1996
Lượt tải: 22

Đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc ...

Upload: phnam1968

📎
👁 Lượt xem: 613
Lượt tải: 16

Công tác đào tạo bồi dưỡng và sử dụng đội ...

Upload: thienphucnguyen

📎
👁 Lượt xem: 448
Lượt tải: 18

Kiểm soát đối với hoạt động của cơ quan hành ...

Upload: nguahoang072000

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 513
Lượt tải: 17

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật của vụ ...

Upload: phandinh_0603

📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 626
Lượt tải: 16

Giáo dục pháp luật đối với cán bộ chiến sĩ ...

Upload: tieuthaitu

📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 709
Lượt tải: 16

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân ...

Upload: vietnq81

📎
👁 Lượt xem: 446
Lượt tải: 21

Tiểu luận tình huống kết thúc khóa học Quản ...

Upload: tinh_nd1982

📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 6836
Lượt tải: 48

Công tác tiếp dân tiếp nhận và xử lý đơn thư ...

Upload: tiendung_mov_1987

📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 593
Lượt tải: 17

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Bảo Lâm tỉnh Cao ...

Upload: truong010203

📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 679
Lượt tải: 16

Vai trò của công tác công an đấu tranh chống ...

Upload: thotuyendung

📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 996
Lượt tải: 17

Thực thi quyền hạn của Hội đồng nhân dân các ...

Upload: ntkiet09

📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 566
Lượt tải: 17

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Cơ hội tiếp cận và thụ hưởng giáo dục tiểu ...

Upload: tuanxd2009

📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 674
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Khoa học xã hội Hành chính học
Cơ hội tiếp cận và thụ hưởng giáo dục tiểu học của cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cơ hội (opportunity) là sự kết hợp hài hòa giữa không gian, thời gian (cơ bản) cùng với sự tương tác lẫn nhau (nhận thức) giữa khách thể và chủ thể. Trước hết, vấn đề cơ hội là vấn đề được đặt ra cho mọi đối zip Đăng bởi
5 stars - 219018 reviews
Thông tin tài liệu 0 trang Đăng bởi: tuanxd2009 - 08/11/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 08/11/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Cơ hội tiếp cận và thụ hưởng giáo dục tiểu học của cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng