Mã tài liệu: 24735
Số trang: 97
Định dạng: docx
Dung lượng file: 409 Kb
Chuyên mục: Công tác xã hội
Phụ nữ chiếm trên 50% dân số và lao động xã hội, là lực lượng to lớn, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của nước ta. Họ với tư cách là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng cho đất nước các thế hệ công dân tiếp nối thực hiện sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Ngoài ra phụ nữ Việt Nam còn tham gia tích cực vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Phụ nữ Việt Nam có truyền thống vẻ vang, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nêu trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Phụ nữ Việt Nam lần thứ VIII: "Từ xưa đến nay, phụ nữ Việt Nam luôn luôn giữ vị trí quan trọng trong quá trình hình thành cộng đồng dân tộc, trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước cũng như trong cuộc đời thường. Truyền thống và phẩm giá của phụ nữ nước ta được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là lòng yêu nước, tính nhân ái, đức hy sinh, trí thông minh. Tám chữ vàng "Anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang" mà Bác Hồ kính yêu và nhân dân ta trao tặng phụ nữ nước ta chính là sự đúc kết một cách sâu sắc truyền thống vẻ vang và phẩm giá cao đẹp đó" [93, 90-91].
Trong quá trình xây dựng CNXH, nhất là trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng XHCN hiện nay việc xây dựng đạo đức lành mạnh của xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Điều đó đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn vấn đề kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc nói chung và của người phụ nữ Việt Nam nói riêng, tạo điều kiện cho việc xây dựng chuẩn mực đạo đức mới phù hợp yêu cầu phát triển của xã hội. Đồng thời đó cũng là một nội dung quan trọng trong việc góp phần "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc".
Trong những năm đổi mới vừa qua vai trò của phụ nữ càng được khẳng định trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Song, do tác động của cơ chế thị trường, những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam bị giảm sút, bị xói mòn. Không ít chị em chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, thiếu tính nhân ái, sự thủy chung.
Vì vậy, việc làm rõ vấn đề kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam hiện nay vừa cần thiết vừa cấp bách, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới đất nước và của Kiên Giang nói riêng.
Nội dung bài làm:
Chương 1: những Giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam và yêu cầu kế thừa, phát huy chúng trong giai đoạn hiện nay
Chương 2: Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ ở Kiên Giang: vấn đề và giải pháp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 982
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 868
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 1533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 5158
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 2293
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 863
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 752
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 804
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 801
⬇ Lượt tải: 16