Mã tài liệu: 43658
Số trang: 119
Định dạng: docx
Dung lượng file: 346 Kb
Chuyên mục: Chính trị học
Một trong những bài học cơ bản được đúc kết từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975) là kết hợp đúng đắn giữa xây dựng lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Nói đến lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang là nói tới những yếu tố phát sinh “lực”, còn đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang là các hình thức vận động, tương tác của các loại “lực”. Dĩ nhiên, kết hợp giữa hai loại “lực” nêu trên không giản đơn chỉ là phép cộng để tìm tổng số, mà đó là nghệ thuật tạo lực và dụng lực trong quan hệ biện chứng với lập thế và tranh thời. Sức mạnh của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang được sử dụng, kết hợp hợp lý ở từng không gian và thời gian cụ thể cho phép tạo nên một chất lượng mới của thực lực cách mạng và hạn chế tối đa sức mạnh vật chất - kỹ thuật của kẻ thù, phát huy ở mức cao nhất sức mạnh của dân tộc được quy định bởi tính chất cuộc chiến tranh giải phóng.
Trên tổng thể là như vậy, nhưng đi vào tình tiết cụ thể từng phong trào thì đấu tranh chính trị ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lại diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Nơi này có thể bộc lộ vai trò rõ rệt của một tầng lớp xã hội nào đó (phụ nữ, thanh niên - sinh viên, trí thức hay tín đồ tôn giáo); nhưng nơi khác lại thu hút được rộng rãi nhiều giai cấp, tầng lớp tham gia. Có phong trào ban đầu nảy sinh từ những phản ứng tự phát của quần chúng, nhưng rồi được Đảng dẫn dắt, đưa vào quỹ đạo đấu tranh mang tính hướng đích. Có phong trào lại hình thành từ ý đồ chiến lược và toàn bộ quá trình vận động, phát triển của nó được Đảng lãnh đạo tỷ mỷ, sát sao,... Sự khác biệt của đấu tranh chính trị ở từng địa bàn, từng địa phương, từng nơi, từng lúc... được quy định bởi yếu tố địa - chính trị, địa - văn hóa từng địa phương và đặc biệt là vai trò dẫn dắt của chủ thể lãnh đạo ở từng hoàn
cảnh lịch sử cụ thể. Những sắc thái phong phú, đa dạng của phong trào đấu tranh chính trị nêu trên rất cần được nghiên cứu với cả quy mô chiều rộng lẫn mức độ chiều sâu, nhằm cắt nghĩa đầy đủ hơn tầm vóc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 943
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 1238
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 941
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 953
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 814
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 921
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 755
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 671
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 999
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 759
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 837
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 1084
⬇ Lượt tải: 16