Mã tài liệu: 117918
Số trang: 26
Định dạng: docx
Dung lượng file: 150 Kb
Chuyên mục: Báo chí
Việt Nam là một đất nước có truyền thống nông nghệp lâu đời với 80% dân số làm nông nghiệp. Vì thế, dù ờ thời kỳ nào, người nông dân, nông thôn và kinh tế nông nghiệp cũng có một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước như đời sống vật chất, đời sống tinh thần…. Nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng này, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu là đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều này được thể hiện rất rõ trong một số chỉ thị, nghị quyết của một số Đại hội VI, VII, VIII. Đặc biệt trong đại hội IX, nghị quyết TW 5 về “Đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010” đã nhấn mạnh “… Ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp đổi mới, tập trung sự chỉ đạo và tạo các nguồn lực cần thiết cho Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nông thông toàn diện, tiêu thụ nông sản háng hóa, bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội, phát huy lợi thế từng vùng, giúp đỡ vùng khó khăn, phân bố dân cư theo quy hoạch, phát triển ngành nghề, giải quyết công ăn, việc làm, xóa đôi, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thông mới”… Có thể khẳng định: Thiếu sự tham gia của nông dân thì quá trình công nghiệp hóa, hiện đạt hóa đất nước không bao giờ thành công.
Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn ở nước ta cho tới nay đã đạt được rất nhiều các thành tựu, tuy nhiên cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề bất cập và hạn chế như vấn đề đất đai cho sản xuất nông nghiệp, vấn đề ứng dụng các kỹ thuật hiện đại cho sản xuất, vấn đề về bao tiêu sản phẩm…Và minh chứng rõ rệt nhất là mức sống và thu nhập. Thu nhập bình quân của những người thuần túy sản xuất nông nghiệp rất thấp (tỷ lệ hộ nghèo theo số liệu năm 2008 là 3,7 triệu hộ chiếm 21,2% số hộ cả nước). Kéo theo đó là sự chênh lệch vô cùng rõ rệt mức sống giữa thành thị và nông thôn, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao (mức chênh lệch giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất năm 2008 là 8.5 lần trong khi năm 2004 chi ở mức 7.1 lần)...
Kết cấu đề tài:
Chương I: Giai cấp nông dân việt nam, cơ sở hình thành tâm lý giai cấp nông dân VIỆT NAM
Chương II: Những đặc điểm tâm lý cơ bản của giai cấp nông dân việt nam và ý nghĩa của chúng trong công tác tuyên truyền
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 879
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 2082
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 2580
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1024
⬇ Lượt tải: 46
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 6052
⬇ Lượt tải: 41
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1192
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 3463
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 1030
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 5796
⬇ Lượt tải: 22